BÀI 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT

BÀI 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT

SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT

I.          Khái niệm

1. Định nghĩa sinh trưởng và phát triển.

 a. Sinh trưởng:

- Là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng và kích thước của tế bào làm cây lớn lên trong từng giai đoạn.

- Bản chất: Sự tăng lên về số lượng, kích thước và khối lượng của tế bào.

b. Phát triển:

- Là toàn bộ biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của một cá thể.

- Biểu hiện ở ba quá trình liên quan:

    + Sinh trưởng

    + Sự phân hóa tế bào

    + Mô và quá trình phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.

2. Mối liên hệ giữa giữa sinh trưởng và phát triển.

- Pha sinh trưởng phát triển sinh dưỡng: hạt nẩy mầm - cây con - cây trưởng thành và bắt đầu ra hoa. ( Mốc là sự ra hoa ).

- Pha sinh trưởng phát triển sinh sản: Cây ra hoa, tạo quả, hạt.

- Sinh trưởng và phát triển là 2 quá trình liên tiếp, xen kẽ nhau trong quá trình sống của thực vật.

 - Tốc độ sinh trưởng, phát triển nó phụ thuộc vào: Từng loài, giống, yếu tố di truyền, tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng,  phát triển, điều kiên ngoại cảnh, sự tác động của con người.

3. Chu kỳ sinh trưởng và phát triển.

- Chu kỳ sinh trưởng và phát triển là sự kế tiếp các giai đoan ( nẩy mầm, mọc lá, sinh trưởng rễ, thân lá, ra hoa, tạo quả và chín) của 2 pha sinh dưỡng và sinh sản, từ khi hạt nẩy mầm cho đến khi tạo hạt mới.

II. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp 1. Sinh trưởng sơ cấp

 - Là hình thức sinh trưởng làm cho cây lớn lên và cao lên do sự phân chia tế bào mô phân sinh đỉnh thân, đỉnh rể

 - Đa số cây một lá mầm có sinh trưởng sơ cấp, các bó mạch trong thân sắp xếp lộn xộn do đó thân thường có kích thước bé, thời gian sống ngắn ( đa số cây một năm ).

    - Đối với cây hai lá mầm thì sinh trưởng sơ cấp có ở phần thân non (ngọn cây )

2. Sinh trưởng thứ cấp

- Là hình thức làm cho thân cây to ra do sự phân chia tế bào mô phân sinh bên.

        + Tầng sinh vỏ: cho tế bào vỏ phía ngoài và thịt vỏ phía trong .

        +   Tầng sinh mạch nằm giữa mạch gỗ bên trong và mạch rây bên ngoài.

-  Cây lớn lên về chiều ngang, thân to và sống lâu năm.

- Đa số cây hai lá mầm sinh trưởng có sinh trưởng thứ cấp. Sinh trưởng sơ cấp ở thân non và sinh trưởng thứ cấp ở thân trưởng thành.

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng.

1. Các nhân tố bên trong

Các hoocmon thực vật:

  -  Nhóm hoocmon kích thích: auxin, gibberelin, xitoklinin.

  -  Nhóm kìm hãm: abxixic, chất phenol.

2. Các nhân tố bên ngoài: Các điều kiện tự nhiên và biện pháp canh tác.

  - Nước: Tác động đến hầu hết các giai đoạn trong đời sống của cây. Nước là nguyên liệu trao đổi chất ở cây.

  - Nhiệt độ: Có vai trò quyết định ở giai đoạn nẩy mầm của hạt, chồi. Nhu cầu nhiệt độ tùy từng loài giống thực vật, từng giai đoạn khác nhau trong đời sống của cây.

- Ánh sáng:

   + Cây ưa sáng.

   + Cây trung tính.

    + Cây ưa bóng.

 - Phân bón: Là nguồn nguyên liệu cho cấu trúc tế bào, và các quá trình sinh lý diễn ra trong cây.