BÀI 3: THOÁT HƠI NƯỚC

BÀI 3: THOÁT HƠI NƯỚC

THOÁT HƠI NƯỚC

I. VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC

- Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ giúp vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất tan khác từ rễ đến mọi cơ quan khác trên mặt đất của cây. tạo môi trường liên kết các bộ phận của cây, tạo độ cứng cho thực vật thân thảo.

- Nhờ có sự thoát hơi nước khí khổng mở ra cho khí CO2  khuếch tán vào bên trong lá đến được lục lạp, nơi thực hiện quá trình quang hợp

- Thoát hơi nước có tác dụng bảo vệ các mô, cơ quan, lá cây không bị đốt nóng, duy trì nhiệt độ thích hợp cho các hoạt động sinh lí xảy ra bình thường.

II. Thoát hơi nước qua lá.

1. Cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước.

- Đặc điểm của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước:

- Cấu trúc tham gia vào quá trình thoát hơi nước ở lá:

     + Tầng cutin (không đáng kể).

     + Khí khổng

2. Hai con đường thoát hơi nước:

- Con đường qua khí khổng (chủ yếu):

     + Vận tốc lớn.

      + Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.

- Con đường qua cutin:

     + Vận tốc nhỏ.

     + Không được điều chỉnh.

3. Cơ chế điều tiết sự thoát hơi nước:

- Qua khí khổng: Độ đóng mở của khí khổng.

     + Khi no nước, vách mỏng của tế bào khí  khổng căng ra → vách dày cong theo → lỗ khí mở ra.

     + Khi mất nước, vách mỏng hết căng → vách dày duỗi → lỗ khí đóng.

- Qua cutin: Điều tiết bởi mức độ phát triển của lớp cutin trên biểu bì lá: lớp cutin càng dày, thoát hơi nước càng giảm và ngược lại.

III. CÁC TÁC NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC.

Sự thoát hơi nước mạnh hay yếu phụ thuộc vào sự mở của khí khổng và do hàm lượng nước trong tế bào khí khổng quyết định.

Các nhân tố chính ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước là: nước, ánh sáng, nhiệt độ, các ion khoáng.

IV. CÂN BẰNG NƯỚC VÀ TƯỚI TIÊU HỢP LÍ CHO CÂY TRỒNG.

- Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào và lượng nước thoát ra.

- Tưới nước hợp lí cho cây trồng:

     + Thời điểm tưới nước.

     + Lượng nước cần tưới.

     + Cách tưới.