Bài 15: Tiêu hóa ở động vật

Bài 15: Tiêu hóa ở động vật

TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

I. Khái niệm tiêu hoá

Là quá trình biến đỏi các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn, sản phẩm này được hấp thụ ở ruột rồi cung cấp cho các tế bào

II.  Tiêu hoá ở các nhóm động vật

1. Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá:

Ví dụ : trùng biến hình, trùng roi....:

- thức ăn nhận vào bằng hình thức thực bào các không bào tiêu hoá chứa thức ăn, 

- các lyzoxom tới gắn vào không bào tiêu hoá nhờ có enzim thuỷ phân trong lyzoxom vào không bào tiêu hoá thuỷ phân các dung dịch phức tạp thành chất dd đơn giản.

- các chất dung dịch dơn giản được hấp thụ từ không bào ra tế bào chất  . riêng phần thức ăn không được tiêu hoá trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào

2. Ở động vật có túi tiêu hoá

- Động vật có túi tiêu hoá như ruột khoang chủ yếu tiêu hoá ngoại bào,

- Thức ăn được biến đổi trong khoang tiêu hoá  nhờ có enzim của tế bào tuyến tiết ra chất dun dịch đơn giản hấp thụ qua màng tế bà vào tế bào.

3. Ở động vật đã hình thành ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá:

- Cơ quan tiêu hoá của giun đã phân hoá ( ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá) tiêu hoá gồm 2 quá trình:

+ Biến đổi cơ học : nhờ tác dụng của cơ quan nghiền và cơ thành dạ dày

+ Biến đổi hóa học : nhờ tác dụng của enzim từ tuyến tiêu hoá tiết ra biến đổi thức ăn dung dịch hấp thụ vào máu và bạch huyết rồi cung cấp cho tế bào.