Bài 31: Tập tính của động vật

Bài 31: Tập tính của động vật

1.Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về tập tính bẩm sinh?

A. Ve sầu kêu vào ngày hè.                                         B. Thú non mới được sinh ra có thể tìm vú mẹ để bú.

C. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.                               D. Chuột nghe thấy tiếng mèo kêu thì chạy xa

D

2. Tập tính động vật là gì?

A. Là thói quen của động vật sống trong một môi trường nhất định.

B. Là bản năng của động vật được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

C. Là những hoạt động sống thích nghi với những môi trường nhất định để tồn tại.

D. Là chuỗi phản ứng của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường để thích nghi với môi trường và tồn tại

D

3. Tập tính động vật là

A. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.

B. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong họăc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.

C. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.

D. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.

C

4. Cơ sở thần kinh của tập tính học được là

A. Tập hợp hoạt động của cơ quan thụ cảm, hệ thần kinh và cơ quan thực hiện.

B. Phản xạ có điều kiện.

C. Phản xạ không điều kiện.

D. Phản xạ.

B

5. Vì sao tập tính học tập ở động vật không xương sống rất ít được hình thành?

A. Vì khó hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron.

B. Vì không có thời gian để học tập.

C. Vì sống trong môi trường đơn giản.

D. Vì số tế bào thần kinh không nhiều và tuổi thọ thường ngắn

D

6. Bản năng là gì?

A. Là tập tính được xây dựng trong cuộc sống bầy đàn.

B. Là tiềm năng phát sinh những hành động đặc trưng cho loài.

C. Là sự phối hợp của các phản xạ không điều kiện theo một trình tự nhất định để hoàn thành một công việc xác định.

D. Là các đặc điểm cơ bản của từng loài sinh vật.

C

7. Tập tính động vật là

A. Sự vận động sinh trưởng về mọi phía theo cái tác nhân bên trong hay bên ngoài.

B. Những hoạt động của cơ thể thích nghi với môi trường sống.

C. Chuỗi những phản ứng mà cơ thể trả lời lại kích thích.

D. Vận động sinh trưởng định hướng theo tác nhân hạt phía của môi trường sống.

C

8. Thế nào là tập tính bẩm sinh?

A. Là tập tính chỉ có ở cơ thể trưởng thành.

B. Là tập tính được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài.

C. Là tập tính đơn giản mới sinh ra đã có ngay.

D. Là tập tính phụ thuộc vào môi trường và không di truyền được

B

9. Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về tập tính học được?

 A. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.                              B. Chim sâu thấy bọ nẹt không dám ăn.

C. Chuột nghe thấy tiếng mèo kêu phải chạy xa.        D. Con mèo ngửi thấy mùi cá là chạy tới gần.

A

10. Cơ sở thần kinh của tập tính là gì?

A. Phản xạ có điều kiện - phản xạ không điều kiện.

B. Phản xạ có điều kiện - phản xạ tự phát.

C. Phản xạ tự phát - phản xạ xã hội.

D. Phản xạ không điều kiện và là sự luyện tập nhiều lần trong đời sống cá thể

A