Bài 28: Điện thế nghỉ

Bài 28: Điện thế nghỉ

Câu 1: Một chỉ số quan trọng để đánh giá tế bào có hưng phấn hay không hưng phấn là

A. điện thế hoạt động.

B. điện thế nghỉ.

C. điện tế bào.

D. điện năng.

c

Câu 2: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về khái niệm điện thế nghỉ?

A. Là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào, khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tế bào tích điện dương, phía ngoài màng tế bào tích điện âm.

B. Là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào, khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tế bào tích điện âm, phía ngoài màng tế bào tích điện dương.

C. Là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào, khi tế bào bị kích thích, phía trong màng tế bào tích điện âm, phía ngoài màng tế bào tích điện dương.

D. Là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào, khi tế bào bị kích thích, phía trong màng tế bào tích điện dương, phía ngoài màng tế bào tích điện âm.

B

Câu 4: Khi nơron nghỉ ngơi thì

A. bên ngoài màng nơron tích điện dương, bên trong nơron tích điện âm.

B. bên ngoài màng nơron tích điện âm, bên trong nơron tích điện dương.

C. cả bên trong và bên ngoài nơron đều không tích điện.

D. cả bên trong và bên ngoài nơron đều tích điện dương.

A

Câu 7: Điện tế bào gồm:

A. Điện thế nghỉ, điện thế hoạt động.

B. Điện sinh học, điện hóa học, điện lý học.

C. Chỉ có điện thế nghỉ hay điện thế hoạt động.

D. Điện thế nghỉ, điện thế hoạt động, điện hóa học, điện lý học và điện sinh học.

A

Câu 8: Trị số điện thế nghỉ của tế bào thần kinh khổng lồ ở loài mực ống là

A. – 40mV.

B. – 50mV.

C. – 60mV.

D. – 70mV.

D

Câu 9: Cách đo điện thế nghỉ trên trên tế bào thần kinh mực ống

A. đặt một điện cực sát mặt ngoài màng tế bào, và đặt một điện cực còn lại vào sát mặt trong của màng tế bào, rồi quan sát kim điện kế.

B. đặt 2 điện cực vào sát mặt ngoài màng tế bào thần kinh khổng lồ của mực ống, rồi quan sát kim điện kế.

C. đặt 2 điện cực vào sát mặt trong màng tế bào thần kinh khổng lồ của mực ống, rồi quan sát kim điện kế.

A

Câu 10: Khi đo điện thế nghỉ của tế bào thần kinh mực ống, người ta dùng thiết bị là

A. điện kế.

B. điện cực.

C. điện kế nối với hai điện cực.

D. tế bào thần kinh của mực ống.

C

Câu 11: Khi nói về điện thế nghỉ, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?

1. Điện thế nghỉ chính là điện tỉnh.

2. Khi tế bào thần kinh nghỉ ngơi sẽ xuất hiện điện thế nghỉ.

3. Ở trạng thái dãn của tế bào cơ,  không xuất hiện điện thế nghỉ.

4. Ở trạng thái nghỉ của tế bào thần kinh thì bên ngoài màng nó tích điện dương.

A. 1.            B. 2.                     C. 3.                     D. 4.

C

Câu 12: Những phát biểu nào sau đây đúng?

1. Điện thế nghỉ của tế bào chính là điện sinh học.

2. Điện thế nghỉ xuất hiên liên tục trong tế bào thần kinh.

3. Điện thế nghỉ chỉ xuất hiện khi tế bào thần kinh hoạt động mạnh.

4. Khi xuất hiện điện thế nghỉ thì bên ngoài màng tế bào tích điện dương.

5. Khi được đo thì điện thế nghỉ có trị số rất thấp.

6. Khi xuất hiện điện thế nghỉ thì bên trong màng tế bào tích điện dương.

A. 1, 3, 5.              B. 2, 4, 6.              C. 1, 4, 5.              D. 1, 4, 6.

C

Câu 13: Điện thế nghỉ được đo lúc

A. tế bào thần kinh nghỉ.

B. tế bào cơ, tế bào thần kinh dãn nghỉ.

C. tế bào thần kinh, tế bào cơ co.

D. tế bào thần kinh dãn nghỉ, tế bào cơ co.

B