Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)

Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)

1.Nhóm động vật nào gồm những sinh vật có hệ thần kinh dạng ống?

A. Cá lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

B. Giun đốt, chân khớp, lưỡng cư, chim - thú.

C. Giun dẹp, thân mềm, bò sát, chim.

D. Chân khớp, cá, lưỡng cư, chim.

A

2. Phản xạ có điều kiện không có đặc điểm nào?

A. Do tủy sống điều khiển

B. Phải học mới có được

C. Có thể thay đổi khi tác nhân kích thích thay đổi

D. Một kích thích nhất định có thể có nhiều đáp ứng khác nhau

A

3. Phản xạ ở động vật có hệ lưới thần kinh diễn ra theo trật tự nào?

A. Tế bào cảm giác ->Tế bào mô bì cơ -> Mạng lưới thần kinh.

B. Tế bào mô bì cơ -> Mạng lưới thần kinh -> Tế bào cảm giác.

C. Tế bào cảm giác -> Mạch lưới thần kinh -> Tế bào mô bì cơ.

D. Mạch lưới thần kinh -> Tế bào cảm giác -> Tế bào mô bì cơ

C

4. Tại sao khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại?

A. Khi kim nhọn đâm vào ngón tay, cơ ngón tay co làm ngón tay co lại.

B. Kim nhọn đâm vào ngón tay, thụ quan đem truyền tin về tuỷ sống phát lệnh đến cơ ngón tay làm ngón tay co lại.

C. Kim nhọn đâm vào ngón tay, thụ quan giúp rụt ngón tay lại.

D. Kim nhọn đâm vào ngón tay, tuỷ sống phát lệnh đến cơ ngón tay làm ngón tay co lại.

B

5. Những bộ phận chính của hệ thần kinh dạng ống là

A. bộ phận thần kinh trung ương và trung gian.

B. não bộ và thần kinh ngoại biên.

C. bộ phận thần kinh trung ương và ngoại biên

D. não bộ và bộ phận trung gian.

C

6. Co ngón tay khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay. Cung phản xạ của phản xạ này gồm các bộ phận như sau

A. Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ, tuỷ sống, sợi vận động của dây thần kinh tuỷ.

B. Thụ quan đau ở da, tuỷ sống, các cơ ở ngón tay.

C. Thụ quan đau ở da, sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ, tuỷ sống, sợi vận động của dây thần kinh tuỷ, các cơ ở ngón tay.

D. Thụ quan đau ở da, sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ, sợi vận động của dây thần kinh tuỷ, các cơ ở ngón tay.

C

7.Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào?

A. Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ, tuỷ sống, sợi vận động của dây thần kinh tuỷ.

B. Thụ quan đau ở da, tuỷ sống, các cơ ở ngón tay.

C. Thụ quan đau ở da, sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ, tuỷ sống, sợi vận động của dây thần kinh tuỷ, các cơ ở ngón tay.

D. Thụ quan đau ở da, sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ, sợi vận động của dây thần kinh tuỷ, các cơ ở ngón tay.

C

8. Cơ thể đã có những phản ứng lại kích thích, song vẫn chưa hoàn toàn chính xác như ở

A. động vật có xương sống.

B. thân mềm.

C. giun sán và ruột khoang.

D. sâu bọ.

C

9.Phản xạ đơn giản thường là

A. phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số ít tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển.

B. phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số ít tế bào thần kinh và thường do não bộ điều khiển.

C. phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số lượng lơn tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển.

D. phản xạ có điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số ít tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển

A

10. Phản xạ co ngón tay khi bị kích thích (kim châm) là phản xạ có điều kiện hay không có điều kiện? Tại sao?

A. Phản xạ co ngón tay khi bị kích thích là phản xạ không điều kiện vì cơ thể vẫn có phản ứng co ngón tay dù không trực tiếp nhìn thấy kim châm vào

B. Phản xạ co ngón tay khi bị kích thích là phản xạ không điều kiện vì đây là phản xạ có tính di truyền, sinh ra đã có

C. Phản xạ co ngón tay khi bị kích thích là phản xạ có điều kiện vì cơ thể biết sẽ bị đau nên có phản ứng co ngón tay

D. Phản xạ co ngón tay khi bị kích thích là phản xạ có điều kiện vì bị kích thích (kim châm) thì mới có phản ứng co ngón tay

B