Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)

Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)

Câu 1. Chức năng nào sao đây không đúng với răng của thú ăn cỏ?

A. Răng cửa giữ và giật cỏ.  B.  Răng nanh nghiền nát cỏ.

C.  Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ.

D. Răng nanh giữ và giật cỏ.

B

Câu 2. Ở động vật ăn cỏ, sự tiêu hoá thức ăn như thế nào?

A. Tiêu hoá hoá và cơ học.       B. Tiêu hoá hoá, cơ học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.

C. Tiêu hoá cơ học.        D. Tiêu hoá hoá học.

B

Câu 3. Chức năng nào không đúng với răng của thú ăn thịt?

A. Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương.

B. Răng cửa giữ thức ăn.                   C. Răng nanh cắn và giữ mồi.

D. Răng cạnh hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ.

B

Câu 4. Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn thịt như thế nào?

A. Tiêu hoá hoá học.                     B. Tiêu hoá cơ học.

C. Tiêu hoá hóa học và cơ học.      D. Tiêu hoá hoá học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.

C

Câu 5. Đặc điểm tiêu hóa nào không có ở thú ăn thịt?

A. Dạ dày đơn.                                       B. Ruột ngắn.

C. Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ.

D. Manh tràng phát triển.

D

Câu 6. Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ tổ ong diễn ra như thế nào?

A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

B. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

C. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

D. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.

A

Câu 7. Đặc điểm nào không có ở thú ăn cỏ?

A. Dạ dày 1 hoặc 4 ngăn.                      B. Ruột dài.

C. Manh tràng phát triển.                      D. Ruột ngắn.

D

Câu 8. Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt như thế nào?

A. Vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn.             B.  Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt.

C.  Nhai thức ăn trước khi nuốt.              D.  Chỉ nuốt thức ăn.

B

Câu 9. Ở động vật nhai lại, sự tiêu hoá thức ăn ở dạ lá sách diễn ra như thế nào?

A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

B. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

C.  Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

D. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.

C

Câu 10. Ở động vật nhai lại, sự tiêu hoá thức ăn ở dạ múi khế diễn ra như thế nào?

A. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

B. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

C. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.

D. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

A