Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp

Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp

Câu 1. Quang hợp xảy ra ở miền ánh sáng nào?

A. Cam, đỏ.               B. Xanh tím, cam.               C. Đỏ, lục.             D. Xanh tím, đỏ.

D

Câu 2. Quang hợp xảy ra mạnh nhất ở miền ánh sáng nào?

A. Ánh sáng đỏ.                     B. Ánh sáng xanh tím.       

C. Ánh sáng đỏ, lục.              D. Ánh sáng xanh tím, đỏ.

A

Câu 3. Nguyên tố khoáng điều tiết độ mở khí khổng là

A. K.      B. Mg.       C. Mn.       D. P

A

Câu 4. Vì sao lá cây có màu xanh lục?

A. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.  

B. Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

C. Vì nhóm sắc tố phụ (carôtênôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

D. Vì hệ sắc tố quang hợp không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

D

Câu 5. Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp câu nào sau đây là không đúng?

A. Nồng độ CO2 tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần.

B. Từ điểm bão hòa CO2 trở đi, nồng độ CO2 tăng dần thì cường độ quang hợp giảm dần.

C. Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần.

D. Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh, thường đạt cực đại ở 35 – 450C rồi sau đó giảm mạnh.

D

Câu 6. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến cường độ quang hợp thông qua

A. ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong pha sáng và pha tối.

B. ảnh hưởng đến độ đóng mở khí khổng để nhận CO2.

C. ảnh hưởng đến cấu tạo của bộ máy quang hợp.

D. ảnh hưởng đến cường độ ánh sáng và thành phần quang phổ.

A