Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

BÀI 9:  TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH

BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

Nội dung chính

I/ NGOẠI LỰC:

·        Là lực tác động từ bên ngoài, trên bề mặt Trái đất.

·        Nguyên nhân sinh ra ngoại lực: chủ yếu do nguồn năng lượng của bức xạ Mặt trời.

Ngoại lực có tác động lớn đến quá trình làm biến đổi địa hình.

II/ TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC:

   Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình ngoại lực. Đó là các quá trình phá hủy đá ở chỗ này, bồi tụ ở chỗ kia do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước chảy, sóng biển, gió, băng hà, ... tạo nên các dạng địa hình xâm thực, mài mòn, thổi mòn, bồi tụ,...

1. Quá  trình phong hóa:

  Là quá trình phá hủy và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của nhiệt độ, nước, ôxi, khí cacbonic, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật.

1. Quá trình phong hoá:

Là quá trình phá huỷ và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt, nước, ôxi, khí cacbonic, các loại axit…

a.      Phong hoá lí học:

·        Khái niệm: Là quá trình phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau mà không làm biến đổi về màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của chúng.

·        Kết quả: Đá nứt vỡ, thay đổi kích thước, không thay đổi thành phần hoá học.

·        Nguyên nhân: Do thay đổi nhiệt độ đột ngột, sự đóng băng, tác động của sinh vật.

b.     Phong hoá hoá học:

·        Khái niệm: Là quá trình phá hủy đá và khoáng vật nhưng chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.

·        Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá huỷ, biến đổi thành phần hoá học.

·        Nguyên nhân:

·        Tác động của chất khí, nước, những chất khoáng hoà tan trong nước, các chất do sinh vật bài tiết …

c.      Phong hoá sinh học:

Khái niệm: Là sự phá hủy đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật làm cho đá và khoáng vật vừa bị phá hủy về mặt cơ giới vừa bị phá hủy về mặt hóa học.

Nguyên nhân : Do sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết của sinh vật.

Þ Quá trình phong hoá: Là sự phá huỷ, làm thay đổi đá, khoáng vật về kích thước, thành phần hoá học.

2. Quá trình bóc mòn:

F Bóc mòn: Là quá trình tác động của ngoại lực làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu. Gồm các quá trình: Xâm thực, thổi mòn, mài mòn…

F Xâm thực: Làm chuyển dời các sản phẩm bị phong hóa. Do tác động của sóng biển, nước chảy, gió… với tốc độ nhanh, sâu. Địa hình bị biến dạng: thấp xuống, lở...

F Thổi mòn: Do gió, tạo ra các hố trũng thổi mòn, đá rổ tổ ong, đá sót hình nấm.

F Maøi moøn:  Dieãn ra chaäm chuû yeáu treân beà maët ñaát, ñaù. Do taùc ñoäng cuûa nöôùc chaûy traøn treân söôøn doác, soùng bieån…

Ñòa hình hình thaønh do taùc ñoäng cuûa baêng haø: vònh heïp baêng haø (Phi-o), ñaù traùn cöøu…

Quá trình vận chuyển:

Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.

Khoảng cách vận chuyển phụ thuộc vào:

·        Động năng của quá trình.

·        Kích thước và trọng lượng của vật liệu.

·        Đặc điểm tự nhiên của mặt đệm.

Có 2 hình thức vận chuyển:

·        Cuốn đi nhờ động năng của ngoại lực.

·        Lăn trên mặt đất dốc nhờ trọng lực của vật liệu.

4/ Quá trình bồi tụ:

- quá trình tích tụ các vật liệu phá hủy.

- Điều kiện: phụ thuộc vào động năng của các nhân tố ngoại lực.

- Hình thức:

+ Khi động năng giảm dần, các vật liệu sẽ tích tụ dần trên đường đi.

+ Khi động năng giảm đột ngột, tất cả các vật liệu đều tích tụ và phân lớp theo trọng lượng.

- Kết quả: tạo nên các dạng địa hình bồi tụ.

 

Các quá trình phong hóa

Khái niệm

Tác nhân chủ yếu

Kết quả

a. Phong hóa lí học

 

 

 

 

 

b. Phong hóa hóa học

 

 

 

c. Phong hóa sinh học

 

- Sự phá hủy đá có kích thước to, nhỏ mà không làm biến đổi màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của chúng.

+  Quá trình phá hủy, làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật

* Là sự phá hủy đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật như các vi khuẩn, nấm, các rễ cây

- Do thay đổi nhiệt độ đột ngột, sự đóng băng, tác động của sinh vật.

 

 

+ Do tác động của chất khí, nước, chất khoáng hòa tan trong nước, các chất do sinh vật bài tiết.

* Do sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết của sinh vật

 

- Đá nứt vỡ thay đổi kích thước, không thay đổi thành phần hóa học.

 

+ Đá và khoáng vật bị phá hủy làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học.

* Các sinh vật này làm cho đá và các khoáng vật vừa bị phá hủy về mặt cơ giới vừa bị phá hủy về mặt hóa học.