Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ

Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ

Bài 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC

ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ

1. Phương pháp kí hiệu

a. Đối tượng biểu hiện:

·        Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.

b. Cách thể hiện: Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng  trên bảo đồ.

c. Các dạng kí hiệu:

·        Kí hiệu hình học

·        Kí hiệu chữ

·        Kí hiệu tượng hình

d. Khả năng biểu hiện:

·        Tên và vị trí phân bố các đối tượng.

·        Số lượng và chất lượng các đối tượng.

→ Biểu hiện: điểm dân cư, mỏ khoáng sản, hải cảng…

2. Phương pháp đường chuyển động

a. Đối tượng biểu hiện

·        Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội trên bản đồ.

b. Khả năng biểu hiện:

·        Sự di chuyển được thể hiện bằng mũi tên chỉ hướng di chuyển của đối tượng.

·        Khối lượng, chất lượng và tốc độ của đối tượng di chuyển.

→ Biểu hiện: Hướng gió, dòng biển, luồng di dân…

3. Phương pháp chấm điểm

a. Đối tượng biểu hiện:

·        Biểu hiện các đối tượng phân bố phân tán lẻ tẻ. Trên bản đồ những điểm chấm đều có một giá trị nào đó.

b. Khả năng biểu hiện:

·        Sự phân bố của đối tượng.

·        Số lượng và đặc điểm của đối tượng.

→ Biểu hiện: số dân, đàn gia súc…

4. Phương pháp bản đồ- biểu đồ:

a. Đối tượng biểu hiện:

·        Biểu hiện giá trị tổng cộng của mottj hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ.

b. Cách thể hiện: sử dụng các biểu đồ đặt vào phạn vi các đơn vị lãnh thổ đó trên bản đồ.

c. Khả năng biểu hiện:

·        Số lượng và chất lượng các đối tượng.

·        Cơ cấu của đối tượng.

·        Thể hiện chính xác vị trí của đối tượng.

→ Biểu hiện: Cơ cấu cây trồng, thu nhập GDP của các tỉnh, thành phố…

Ngoài các phương pháp trên còn nhiều phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: đường đẳng trị, khoanh vùng diện tích, nền chất lượng…