Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật

Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật

 

Bài 18: SINH  QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ

PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT

I. Sinh quyển

1. Khái niệm:

ª   Sinh quyển là 1 quyển của Trái Đất trong đó chứa toàn bộ các sinh vật sinh sống .

ª   Giới hạn của sinh quyển: Toàn bộ thủy quyển, phần thấp của khái quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa.

2. Vai trò của sinh quyển.

ª   Tạo ra lương thực – thực phẩm cho con người.

ª   Tạo ra oxy, thành phần cơ bản của không khí – thông qua quá trình quang hợp.

ª   Tham gia vào quá trình phong hóa đá, cung cấp chất hữu cơ cho đất.

ª   Tạo ra các khoáng sản có ích.

ª   Làm thay đổi địa hình.

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố của sinh vật:

1. Khí hậu

Ảnh hưởng trực tiếp thông qua: Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng…

ª   Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi với 1 chế độ nhiệt nhất định.

ª   Nước và độ ẩm: Tác động trực tiếp và quyết định đến sự sống và phân bố của sinh vật.

ª   Ánh sáng: Ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự quang hợp của thực vật.

2. Đất

ª   Có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển và phân bố của sinh vật do sự khác nhau về đặc tính lí hóa và độ phì.

3. Địa hình

ª   Độ cao. Hướng sườn và độ dốc của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật vùng núi.

ª   Vành đai sinh vật thay đổi theo độ cao.

4. Sinh vật:

ª   Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn, do đó thực vật ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của động vật.

ª   Nhiều loài động vật ăn thực vật và cũng là thức ăn của động vật ăn thịt, vì vậy các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sinh sống trong 1 môi trường sinh thái nhất định.

5. Con người:

ª   Ảnh hưởng lớn đến phân bố sinh vật.

ª   Đất bị xói mòn do đốt rừng làm rẫy.

ª   Làm thay đổi phạm vi phân bố động thực vật trên Trái đất: Tạo ra giống vật nuôi và cây trồng mới thích nghi với môi trường.

ª   Con người thu hẹp diện tích rừng, làm mất nơi sinh sống, làm cho nhiều loài động vật hoang dã bị tuyệt chủng.