Bài 13: Sự ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa

Bài 13: Sự ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa

BÀI 13: NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN. MƯA

I/ NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN: (Giảm tải)

II/ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG MƯA:

1. Khí áp:

Ø  Khu vực áp thấp: thường mưa nhiều vì khu áp thấp hút gió và tiếp tục đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp ngưng tụ gây mưa..

Ø  Khu vực áp cao: ít mưa hoặc không mưa vì không khí ẩm không bốc lên được, chỉ có gió thổi đi không có gió thổi đến..

2. Frông (diện khí):

- Do sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa.

- Miền có frông, nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường mưa nhiều.

3. Gió:

       Ø Những vùng nằm sâu trong nội địa, không có gió từ đại dương thổi vào: ít mưa.

Ø  Gió Tây ôn đới: mưa nhiều.

Ø  Miền có gió mùa: mưa nhiều.

Miền có gió Mậu dịch: mưa ít

4. Dòng biển:

- Nơi có dòng biển nóng đi qua mưa nhiều vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước.

- Nơi có dòng biển lạnh đi qua mưa ít vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước không bốc lên được.

5. Địa hình:

Ø  Không khí ẩm chuyển động gặp địa hình cao như: ngọn núi, đồi…mưa nhiều.

Ø  Cùng 1 dãy núi: Sườn đón gió: mưa nhiều; sườn khuất gió: mưa ít.

Ø  Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao càng mưa nhiều. Tuy nhiên, đến một độ cao nào đó sẽ không còn mưa.

III/ SỰ PHÂN BỐ MƯA TRÊN TRÁI ĐẤT:

1. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ: (từ xích đạo về cực)

Ø  Khu vực xích đạo mưa nhiều nhất.

Ø  Hai khu vực chí tuyến mưa ít.

Ø  Hai khu vực ôn đới mưa nhiều.

Ø  Hai khu vực ở cực mưa ít nhất.

2.Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương:

Ø  Ở mỗi đới từ Tây sang Đông có sự phân bố không đểu do ảnh hưởng của những yếu tố về lục địa, đại dương, địa hình…

Ø  Ví dụ như khu vực Tây Âu, Đông Âu, Tây và Đông của Bắc Mỹ…có lượng mưa rất khác nhau.