Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. THẠCH QUYỂN.

THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG

I/ CẤU TRÚC CỦA TRÁI  ĐẤT:

- Trái Đất có cấu tạo gồm 3 lớp: Vỏ Trái Đất, Manti, Nhân.

- Phương pháp để biết được cấu trúc của Trái Đất là phương pháp địa chấn.

1. Lớp vỏ Trái đất:

- Vị trí: Là lớp vỏ cứng, mỏng, dày 5-70 km

- Thành phần vật chất: có 3 tầng:

 + Tầng trầm tích: do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành, không liên tục và có độ dày mỏng khác nhau.

 + Tầng granit: gồm đá granit và các loại đá nhẹ làm thành nền cho các lục địa.

+ Tầng badan: gồm đá badan và các loại đá nặng, thường lộ ra dưới đáy đại dương.

 + Vỏ Trái Đất được chia thành vỏ lục địa và vỏ đại dương.

- Trạng thái: rắn

2. Lớp Manti:

- Vị trí: từ vỏ Trái đất tới độ sâu 2900km, chiếm hơn 80% thể tích và 68,5% khối lượng của Trái đất.

- Thành phần vật chất: Mangan và titan.

- Trạng thái:

 + Manti trên: quánh dẻo.

 + Manti dưới: rắn.

 * Thạch quyển: là phần cứng ngoài cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái đất và phần trên cùng của lớp Manti, có độ dày tới 100km.

3. Nhân Trái đất:

- Vị trí: ở trong cùng, dày 3470km.

- Thành phần vật chất: Fe, Ni.

- Trạng thái:

 + Nhân ngoài: từ 2900-5100km, nhiệt độ 50000c, áp suất 1,3-3,1 triệu atm, vật chất ở trạng thái lỏng.

 + Nhân trong: từ 5100-6370km, áp suất 3-3,5 triệu atm, vật chất ở trạng thái rắn.

II/ THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG:

Các giả thuyết:    

- Thuyết trôi lục địa:  Trước đây Trái đất đã có lúc là 1 lục địa duy nhất, này dựa trên hình thái, địa chất, di tích hóa thạch.

- Thuyết kiến tạo mảng là thuyết về sự hình thành và phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt Trái đất được xác định dựa trên các thuyết về lục địa trôi và sự tách dãn đáy đại dương.

- Theo thuyết kiến tạo mảng vỏ Trái đất trong quá trình hình thành đã bị biến dạng do gãy vỡ tách ra thành một số đơn vị kiến tạo gọi là mảng kiến tạo.

 Nội dung thuyết kiến tạo mảng:

- Thạch quyển gồm 7 mảng kiến tạo lớn và 1 số mảng kiến tạo nhỏ (kể tên).

- Mỗi mảng kiến tạo này bao gồm cả phần lục địa và phần Đai dương trừ mảng TBD chỉ có phần Đại dương .

- Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi lên trên 1 lớp v.c quánh dẻo thuộc phần trên của lớp Manti.

- Chúng không đứng yên mà di chuyển trên lớp quánh dẻo này.

►Nguyên nhân :

- Do hoạt động của các dòng đối lưu v.c quánh dẻo đậm đặc và có tđộao trong tầng Manti trên.

-  Trong khi di chuyển các mảng kiến tạo có nhiều cách tiếp xúc:

Ø  Tiếp xúc tách dãn: Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách dãn mắc ma sẽ trào lên tạo ra các dãy núi ngầm kèm theo hiện tượng động đất núi lửa….

Ø  Tiếp xúc dồn ép: ở chỗ tiếp xúc của chúng đá sẽ bị nén ép dồn lại và nhô lên hình thành các dãy núi cao ở lục địa, vực biển sâu ở ĐD sinh ra động đất núi lửa…

KL: Vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo là những vùng bất ổn của vỏ TĐ thường có các họa động kiến tạo xảy ra, kèm theo là hiện tượng động đất núi lửa