BÀI 24: SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA

BÀI 24: SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA

SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA

 

I/ PHÂN BỐ DÂN CƯ:

1. Khái niệm:

-   Là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên 1 lãnh thổ nhất định.

-   Mật độ dân số: Là số dân cư trú, sinh sống trên 1 đơn vị diện tích.

-   MĐDS = Số người sinh sống trên lãnh thổ/ Diện tích lãnh thổ.

2. Đặc điểm:

a/ Phân bố dân cư không đều trong không gian:

- Mật độ dân số trung bình trên thế giới 2005 là 48 người/ km2.  

- Dân cư phân bố không đều giữa các khu vực trên thế giới.

b. Biến động về phân bố dân cư theo thời gian:

- Sự phân bố dân cư có sự khác nhau qua các thời kì.

- So với dân cư trên toàn thế giới:

+ Tỉ trọng dân cư Châu Á tăng.

+ Tỉ trọng dân cư Châu Âu, Châu Phi có xu hướng giảm... 

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư:

-   Các nhân tố tự nhiên: Khí hậu, nguồn nước, địa hình, đất đai, khoáng sản…

-   Các nhân tố kinh tế- xã hội: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư…

II/ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ: (Giảm tải)

III/ ĐÔ THỊ HÓA:

1. Khái niệm:

  Là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và qui mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

2. Đặc điểm:

-   Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh (Từ 13,6% năm 1990 đến 2005 là 48%).

-   Dân số tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.

-   Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế- xã hội và môi trường:

a/ Tích cực:

- Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.

- Thay đổi sự phân bố dân cư, quá tình sinh tử và hôn nhân ở các đô thị.

b/ Tiêu cực:

- Sự mất cân đối lao động giữa các thành thị và nông thôn.

- Điều kiện sinh hoạt ngày càng khó khăn, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường.