Bài 23: CƠ CẤU DÂN SỐ

Bài 23: CƠ CẤU DÂN SỐ

Bài 23  CƠ CẤU DÂN SỐ

I. Cơ cấu sinh học:

1. Cơ cấu dân số theo giới:

-      Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân .

-      Tnn = Dnam / Dnữ

-      Trong đó: Tnn= tỉ số giới tính

                            Dnam: dân số nam

                            Dnữ: dân số nữ

-      Cơ cấu dân số theo giới có sự biến động theo thời gian và có sự khác nhau giữa các nước, khu vực.

→ Ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển Kinh tế- xã hội của các quốc gia.

2/ Cơ cấu dân số theo độ tuổi:

-      Là tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.

-      Dân số thường được chia thành 3 nhóm tuổi chính:

-Nhóm dưới tuổi lao động: 0-14 tuổi

-Nhóm tuổi lao động: 15-19 tuổi

-Nhóm trên tuổi lao động: 60(65) tuổi trở lên.

-         Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ và các nước phát triển có dân số già.

=> Cơ cấu dân số theo tuổi có ý nghĩa quan trọng thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, khả năng phát triển dân số…

-         Tháp dân số là biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo tuổi và giới. Gồm 3 kiểu:

-Tháp mở rộng

-Tháp thu hẹp

-Tháp ổn định

=> Tháp dân số cho biết những đặc trưng cơ bản về dân số: Cơ cấu dân số, theo tuổi, giới, gia tăng dân số, tuổi thọ…

II. Cơ cấu xã hội

1. Cơ cấu dân số theo lao động:

a. Nguồn lao động:

-         Bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi quy định (từ 15 tuổi trở lên) có khả năng tham gia lao động.

-         Nguồn lao động chia thành 2 nhóm:

- Dân số hoạt động kinh tế

- Dân số không hoạt động kinh tế.

* Thế giới có 2,9 tỉ người hoạt động kinh tế, chiếm 48% dân số thế giới.

b. Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế:

-         Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế gồm 3 khu vực.

+ Khu vực I (nông- lâm- ngư nghiệp).

+ Khu vực II (công nghiệp và xây dựng).

+ Khu vực III (dịch vụ).

-         Thế giới:

- Hơn 40% Hoạt động theo khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp).

-30% Hoạt động theo khu vực II (công nghiệp và xây dựng).

-Gần 30% Hoạt động theo khu vực III (dịch vụ).

-         Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế có sự khác nhau giữa các nước: Đang phát triển, tỉ lệ lao động ở khu vực I cao nhất và ngược lại.

2. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa:

-         Tiêu chí: tỉ lệ người biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) và số năm đi học của những người từ 25 tuổi trở lên.

-         Phản ánh: Trình độ dân trí và học vấn của dân cư.

-         Các nước đã phát triển có tỉ lệ người biết chữ và số năm đi học cao nhất và thấp nhất là các nước kém phát triển.