Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển

Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển

SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN

I Sóng biển

1. Định nghĩa

Ø  Là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

2. Nguyên nhân: Chủ yếu là do gió gồm 3 yếu tố:

Ø  Tốc độ gió.

Ø  Độ dài mặt mà trong đó nước chịu ảnh hưởng của gió.

Ø  Thời gian nước bị gió thổi.

3. Sóng bạc đầu:

Ø  Những phần tử nước biển chuyển động lên cao, khi rơi xuống va đập vào nhau vỡ tung tóe ra tạo thành bọt trắng.

4. Sóng thần:

Ø  Có chiều cao (20- 40m) và tốc độ rất lớn (400- 800km), chủ yếu do động đất gây ra.

II Thủy triều

1 Khái niệm:

Là hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong các biển và đại dương.

2. Nguyên nhân:

Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt trăng và Mặt trời.

3. Đặc điểm:

Ø  Khi Mặt trăng – Mặt trời và Trái đất cùng nằm trên một đường thẳng: giao động thủy triều lớn nhất.

Ø  Khi Mặt trăng – Mặt trời và Trái đất cùng nằm vuông góc với nhau: giao động thủy triều nhỏ nhất.

III/ DÒNG BIỂN:

- Các dòng biển nóng phát sinh ở 2 bên xích đạo chảy về hướng Tây, gặp lục địa thì chảy về cực.

- Các dòng biển lạnh xuất phát từ các vĩ tuyến 30-400, gần bờ Đông các đại dương và chảy về phía Xích đạo.

- Ở nữa cầu Bắc, có các dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực, men theo bờ Tây các đại dương chảy về phía Xích đạo.

- Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa.

- Các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng nhau qua hai bờ các đại dương.