BÀI 26: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

BÀI 26: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

Bài 26 CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

I/ CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ:

1. Khái niệm:

  Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường... ở cả trong nước và nước ngoài có thể khai thác để phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

2. Các loại nguồn lực:

- Căn cứ vào nguồn gốc có 3 loại nguồn lực:

+ Vị trí địa lí (tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông).

+ Nguồn lực tự nhiên (đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản).

+ Nguồn lực kinh tế - xã hội (dân số và nguồn lao động, vốn, thị trường, KHKT và công nghệ, chính sách và xu thế phát triển).

-Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có 2 loại nguồn lực: trong nước (nội lực), ngoài nước (ngoại lực).

3. Vai trò của nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế:

+ Vị trí địa lí tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia.

+ Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của  quá trình sản xuất.

+ Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.

II/ CƠ CẤU NỀN KINH TẾ:

1. Khái niệm: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định.

2. Các bộ phận hợp thành cơ cấu  nền kinh tế:

+ Cơ cấu ngành kinh tế.

+ Cơ cấu thành phần kinh tế.

+ Cơ cấu lãnh thổ.

a. Cơ cấu ngành kinh tế:

Tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng. Gồm:

-   Nông- lâm- ngư nghiệp

-   Công nghiệp và xây dựng

-   Dịch vụ

b. Cơ cấu thành phần kinh tế:

Được hình thành dựa trên cơ sở chế độ sở hữu bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại lẫn nhau.

c. Cơ cấu lãnh thổ:

Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ, được hình thành do việc phân bố của các ngành theo không gian địa lí.

Cơ cấu theo lãnh thổ gắn bó chặt chẽ với cơ cấu ngành kinh tế. Có các cơ cấu lãnh thổ khác nhau ứng với mỗi cấp phân công lao động lãnh thổ: Toàn cầu, khu vực, quốc gia, vùng…

III. Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nền kinh tế:

1. Tổng sản phẩm trong nước GDP (Gross Domestic Product):

-         Tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động knh tế trong phạm vi lãnh thổ của 1 quốc gia.

-         GDPVN = Tổng sản phẩm Việt Nam làm ra + Thu nhập của người nước ngoài đầu tư sản xuất ở Việt Nam.

2.  Tổng thu nhập quốc gia GNI (Gross National Income).

-         Là tổng thu nhập từ vật chất và dịch vụ cuối cùng của 1 nước tạo nên trong 1 khoảng thời gian nhất định thường là 1 năm.

-         GNI = GDP – Thu nhập của người nước ngoài đầu tư sản xuất tại Việt Nam + Thu nhập của người Việt Nam từ nước ngoài gửi về.

3. GNI và GDP bình quân đầu người

-         GNI và GDP bình quân đầu người = GNI và GDP chia cho tổng dân số Þ Chỉ tiêu đánh giá chất lượng cuộc sống.

4. Cơ cấu ngành trong GDP

-         Các nước kinh tế phát triển thường có tỉ trọng dịch vụ lớn.

-         Các nước đang phát triển thường có tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP thường chiếm 20- 30%.

Xu hướng chung: Giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ cả trong cơ cấu lao động lẫn cơ cấu GDP.