Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Câu 1: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể có liên quan tới một

A. hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.                                   B. số cặp nhiễm sắc thể.           

C. số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.                 D. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể
D

Câu 2: Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới

A. một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.                            B. một số cặp nhiễm sắc thể.

C. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.                D. toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.

A

Câu 3: Sự thay đổi số lượng nhiễm sắc thể chỉ liên quan đến một hay một số cặp nhiễm sắc thể gọi là

A. thể lệch bội.                  B. đa bội thể lẻ.                       C. thể tam bội.                        D. thể tứ bội.

A

Câu 4: Trường hợp cơ thể sinh vật trong bộ nhiễm sắc thể gồm có hai bộ nhiễm của loài khác nhau là

A. thể lệch bội.                        B. đa bội thể chẵn.                  C. thể dị đa bội.                       D. thể lưỡng bội.
C

Câu 5: Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện là

     A. ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ.                           B. Claiphentơ, Đao, Tơcnơ.

     C. Claiphentơ, máu khó đông, Đao.                            D. siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu.

B

Câu 6: Rối loạn phân li của nhiễm sắc thể ở kì sau trong phân bào là cơ chế làm phát sinh đột biến

     A. lệch bội.                        B. đa bội.                           C. cấu trúc NST.                D. số lượng NST.

D

Câu 7: Sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ

     A. dẫn tới trong cơ thể có dòng tế bào bình thường và dòng mang đột biến.

     B. dẫn tới tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến.

     C. chỉ có cơ quan sinh dục mang đột biến.                            D. chỉ các tế bào sinh dưỡng mang đột biến.

A

Câu 8: Ở cà chua 2n = 24. Khi quan sát tiêu bản của 1 tế bào sinh dưỡng ở loài này người ta đếm được 22 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào này có kí hiệu là

     A. 2n – 2                            B. 2n – 1 – 1                      C. 2n – 2 + 4                      D. A, B đúng.

D

Câu 9: Ở cà độc dược 2n = 24. Số dạng đột biến thể ba được phát hiện ở loài này là

A. 12.                                     B. 24.                                 C. 25.                                 D. 23.

A

Câu 10: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên mỗi cặp tương đồng được gọi là

     A. thể ba.                           B. thể ba kép.                     C. thể bốn.                         D. thể tứ bội

D