BÀI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

BÀI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

I.Gen:

1. Khái niệm: Gen là 1 đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử ARN.
2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc: Vùng điều hoà - Vùng mã hoá - Vùng kết thúc.
a) Vùng điều hoà:
-Nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc của gen.
-Trình tự các Nu của vùng tham gia vào quá trình phiên mã và điều hoà phiên mã.
b)Vùng mã hoá:
-Mang thông tin mã hoá các axit amin.
-ở sinh vật nhân sơ gen không phân mảnh còn sinh vật nhân thực gen thường phân mảnh.
c)Vùng kết thúc:
-Nằm ở đầu 5' cuả mạch mã gốc gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã.

II. Mã di truyền:

1. Khái niệm: Trên gen cấu trúc cứ 3 Nu đứng liền nhau mã hoá cho 1 axit amin. Bộ ba mã hoá.
- Với 4 loại Nu → 64 bộ ba mã hoá trong đó có 3 bộ ba kết thúc( UAA, UAG, UGA) không mã hoá axit amin và 1 bộ ba mở đầu( AUG) mã hoá a.amin Met( SV nhân sơ là foocmin Met)
2. Đặc điểm:
-Mã di truyền được dọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ ba Nu không gối lên nhau.
-Mã di truyền có tính phổ biến( hầu hết các loài đều có chung 1 bộ ba di truyền).
-Mã di truyền có tính đặc hiệu.
-Mã di truyền mang tính thoái hoá.

III. Quá trình nhân đôi ADN:

1.Bước 1:(Tháo xoắn phân tử ADN): Nhờ các enzim tháo xoắn 2 mạch phân tử ADN tách nhau dần lộ ra 2 mạch khuôn và tạo ra chạc hình chữ Y ( chạc sao chép).
2. Bước 2:(Tổng hợp các mạch ADN mới): 2 mạch ADN tháo xoắn được dùng làm mạch khuôn tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung( A liên kết với T, G liên kết với X).
- Mạch khuôn có chiều 3’→ 5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục còn mạch khuôn có chiều 5’ → 3’ thì mạch mới được tổng hợp từng đoạn( Okazaki) rồi sau đó nối lại với nhau nhờ enzim ligaza.
3. Bước 3:( 2 phân tử ADN được tạo thành): Trong mỗi phân tử ADN mới có 1 mạch của phân tử ADN ban đầu và 1 mạch mới được tổng hợp (nguyên tắc bán bảo toàn).