Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

I. Hình thái và cấu trúc nhiễm sắc thể:

1. Hình thái nhiễm sắc thể:
– Kỳ giữa của nguyên phân khi NST co ngắn cực đại nó có hình dạng, kích thước đặc trưng cho loài.
– Mỗi loài có 1 bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về số lượng, hình thái, kích thước và cấu trúc.
– Trong tế bào cơ thể các NST tồn tại thành từng cặp tương đồng (bộ NST lưỡng bội-2n).
– NST gồm 2 loại NST thường, NST giới tính.
– Mỗi NST đều chứa tâm động, 2 bên của tâm động là cánh của NST và tận cùng là đầu mút

2.Cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể:
– Một đoạn AND (khoảng 146 cặp Nu) quấn quanh 8 ptử histôn [1(3/4) vòng]. Tạo nên nuclêôxôm.
– Chuỗi nuclêôxôm (mức xoắn 1) tạo sợi cơ bản có đường kính 11nm.
– Sợi cơ bản xoắn (mức 2) tạo sợi chất nhiễm sắc có đường kính 30nm.
– Sợi chất nhiễm sắc xoắn mức 3 có đường kính 300 nm và cuối cùng hình thành Crômatit có đường kính 700 nm.
 
Các dạng đột biến Khái niệm Hậu quả
Mất đoạn Là mất đi 1 đoạn nào đó trên NST Mất đoạn thường gây chết hay giảm sức sống
Đảo đoạn  Là 1 đoạn NST đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên đó Đảo đoạn có thể chứa hoặc không chứa tâm động. ĐB đảo đoạn thường ít ảnh hưởng đến sức sống do vật liệu di truyền không bị mất
Lặp đoạn Là 1 đoạn NST có thể lặp lại 1 hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó Nhìn chung lặp đoạn không gây hậu quả nặng nề như mất đoạn
Chuyển đoạn Là sự trao đổi đoạn giữa các NST không tương đồng, một số gen trong nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác Chuyển đoạn lớn thường gây chết hay mất khả năng sinh sản. Đôi khi chuyển đoạn là cơ chế để hình thành loài mới tức thì
3. Ý nghĩa của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
a. Đối với tiến hoá
  • Cấu trúc lại hệ gen được cách li sinh sản, một trong nhưng con đường hình thành loài mới
b. Đối với chọn giống
  • Sự tổ hợp lại các gen trên NST tạo ra giống mới