Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

1. Biến động số lượng cá thể

Biến động số lượng của quần thể là sự tăng, giảm số lượng cá thể của quần thể quanh giá trị cân bằng tương ứng với sức chứa của môi trường (sinh sản cân bằng với tử vong).

Gồm 2 loại: Biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì

Biến động theo chu kì

Biến động không theo chu kỳ

Xảy ra do những thay đổi có tính chu kì của điều kiện môi trường

Xảy ra do các yếu tố ngẫu nhiên, không kiểm soát được

VD: chu kì ngày đêm, tuần trăng, mùa, nhiều năm, hoạt động của thuỷ triều, …

 

* Thỏ là thức ăn của mèo rừng, số lượng mèo rừng phụ thuộc vào nguồn thức ăn là thỏ. Khi số lượng thỏ tăng lên, mèo rừng có nguồn Thức ăn dồi dào nên có điều kiện tăng số lượng cá thể. Tuy nhiên số lượng thỏ cũng phụ thuộc vào số lượng kẻ thù là mèo rừng (Số lượng thỏ và số lượng mèo rừng khống chế lẫn nhau).

” Giúp các nhà nông nghiệp xác định đúng lịch thời vụ, để vật nuôi, cây trồng sinh trưởng trong điều kiện thích hợp nhất trong năm, nhằm đạt năng suất cao. Đồng thời giúp các nhà bảo vệ môi trường chủ động trong việc hạn chế sự phát triển quá mức của các loài sinh vật gây hại, gây mất cân bằng sinh thái.

VD: lũ lụt, bão, cháy rừng, dịch bệnh, hoặc khai thác tài nguyên của con người gây nên.

 

2. Nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

a. Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể

·    Do thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh

o  Trong các nhân tố sinh thái vô sinh thì khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất. Nhiệt độ không khí xuống quá thấp là nguyên nhân gây chết nhiều động vật.

o  Các nhân tố vô sinh không bị chi phối bởi mật độ cá thể trong quần thể mà tác động trực tiếp lên sinh vật nên gọi là nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể.

·    Do thay đổi của các nhân tố sinh thái hữu sinh

o  Sự cạnh tranh của các cá thể trong cùng 1 đàn, số lượng kẻ thù, sức sinh sản, độ tử vong, sự phát tán của các cá thể trong quần thể …có ảnh hưởng rất lớn đến biến động số lượng cá thể trong quần thể.

o  Các nhân tố sinh thái hữu sinh bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên gọi là nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể.

b. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

·    Quần thể sống trong 1 môi trường xác định luôn có xu hướng tự điều chỉnh mật độ cá thể ổn định:

o  Trong điều kiện môi trường thuận lợi: nguồn thức ăn dồi dào, ít kẻ thù, sức sinh sản của quần thể tăng ⇒ số lượng cá thể tăng nhanh chóng.

o  Mật độ cá thể tăng cao, sau 1 thời gian nguồn thức ăn trở nên thiếu hụt, nơi ở chật chội, ô nhiễm môi trường tăng… ⇒cạnh tranh gay gắt à tử vong tăng, sức sinh sản giảm, đồng thời xuất cư cũng tăng cao ⇒ mật độ cá thể lại được điều chỉnh trở về mức ổn định.

c. Trạng thái cân bằng của quần thể

·    Khái niệm: Quần thể có xu hướng tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng do có số lượng các cá thể ổn định và cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

·    Cơ chế: điều hoà mật độ cá thể của quần thể

Khi mật độ cá thể giảm xuống quá mức hoặc tăng lên quá cao, các nhân tố sinh thái của môi trường có thể tác động làm giảm số cá thể của quần thể hoặc tác động làm tăng số cá thể của Quần thể. Điều này liên quan tới mối tương quan mức sinh sản, tử vong, phát tán cá thể.

·    Trong quần thể, mức sinh sản (b), mức độ tử vong (d), xuất cư (e) và nhập cư (i): có quan hệ với nhau: b + i = d + e