Bài 30: Quá trình hình thành loài (tiếp theo)

Bài 30: Quá trình hình thành loài (tiếp theo)

II. Hình thành loài cùng khu vực địa lí

1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái
  • Hình thành loài bằng cách li tập tính
    • Trong cùng một khu phân bố, các quần thể của loài có thể gặp các điều kiện sinh thái khác nhau
    • Ví dụ: hai quần thể cá trong cùng 1 hồ nhưng lại có tập tính sinh sản khác nhau, 1 quần thể thường đẻ trứng trong các khe đá, 1 quần thể lại thường đẻ trứng ven bờ dẫn đến cách li về mặt tập tính. Nếu sự cách li này diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến hình thành loài mới.
    • Ví dụ: quá trình hình thành loài cá
  • Hình thành loài bằng cách li sinh thái
Trong các điều kiện sinh thái khác nhau đó, chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau thích nghi với điều kiện sinh thái tương ứng, dần dần dẫn đến cách li sinh sản rồi thành loài mới.
  • Ví dụ: quần thể cá hồi (Salmo trutta) trong hồ Xêvan (Acmêni) phân hóa về mùa đẻ trong năm và chỗ đẻ đã làm hình thành những nòi sinh thái khác nhau. Nếu sự cách li này diễn ra trong một thời gian dài có thể dẫn đến hình thành loài m
  • Ví dụ sự hình thành loài mới bằng con đường sinh thái của các quần thể thực vật sống ở sông Vônga
2. Hình thành loài nhờ cơ chế tự đa bội
  • Hiện tượng tự đa bội có thể nhanh chóng hình thành loài mới từ 1 loài ban đầu mà không cần cách li địa lí. Tự đa bội thường xảy ra ở thực vật: trong giảm phân vì 1 lí do nào đó các cặp NST không phân li tạo thành giao tử 2n.
    • Bước 1: Giao tử 2n x giao tử 2n → hợp tử 4n à cây 4n
    • Bước 2: Cây 4n tự thụ phấn → loài mới. (loài tứ bội 4n)
    • Kiểm tra: Cây 4n x cây 2n → cây 3n (bất thụ).
    • Theo tiêu chuẩn cách li sinh sản, quần thể 4n cách li sinh sản với quần thể 2n. (2 loài khác nhau)
3. Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa
P : cá thể loài A (2nA)    x      cá thể loài B (2nB)
G :             nA                                    nB
F1 :                        (nA + nB) → không có khả năng sinh sản hữu tính (bất thụ)
GF1 : (nA + nB)                     (nA + nB)
F2 :                       (2nA + 2nB)
(thể song nhị bội) → có khả năng sinh sản hữu tính (hữu thụ)
  • Cơ thể lai xa thường không có khả năng sinh sản hữu tính (bất thụ) do cơ thể lai xa mang bộ NST đơn bội của 2 loài bố, mẹ → không tạo các cặp tương đồng → quá trình tiếp hợp và giảm phân diễn ra không bình thường
  • Lai xa và đa bội hóa tạo cơ thể lai mang bộ NST lưỡng bội của cả 2 loài bố, mẹ → tạo được các cặp NST tương đồng → quá trình tiếp hợp và giảm phân diễn ra bình thường → con lai có khả năng sinh sản hữu tính. Cơ thể lai tạo ra cách li sinh sản với 2 loài bố mẹ, nếu được nhân lên tạo thành một quần thể hoặc nhóm quần thể có khả năng tồn tại như một khâu trong hệ sinh thái → loài mới hình thành