Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen

Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen

I. Liên kết gen (Liên kết hoàn toàn)


 
1. Thí nghiệm của Morgan trên ruồi giấm:
– Ptc: Ruồi cái thân xám, cánh dài X ruồi đực thân đen, cánh cụt. F1:100% thân xám, cánh dài.
– Ruồi đực F1 thân xám, cánh dài X Ruồi cái thân đen, cánh cụt (lai phân tích ruồi đực F1)
Fb: 1 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh cụt.
2. Nhận xét tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2:
Phép lai xét sự di truyền của các cặp tính trạng:  màu thân và độ dài cánh ⇒ phép lai hai cặp tính trạng
Số loại kiêu hình xuất hiện ở F 2 : 2 kiểu hình
Xét tỉ lệ phân li kiểu hình tính trạng màu thân: Thân xám : Thân đen = 1 : 1
Xét tỉ lệ phân li kiểu hình tính trạng kích thước cánh: 1 cánh dài : 1 cánh cụt
Tỉ lệ phân li kiểu hình chung: 1 xám, dài : 1 đen, cụt
⇒ Kết quả phân tích F2 cho thấy màu sắc thân và chiều dài cánh không tuân theo quy lutaaj phân li động lập của Men den
⇒ Kết quả lai phân tích của Mooc gan giống với kết quả lai phân tích một cặp tính trạng
3. Giải thích thí nghiệm
Đời F1 cho kết quả 100% ruồi thân xám, cánh dài ⇒ thân xám là trội so với thân đen, cánh dài là trội hơn so với cánh ngắn.
P thuần chủng, khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản
⇒ F1 dị hợp về 2 cặp gen, nếu lai phân tích thì sẽ cho tỉ lệ: 1 : 1 : 1 : 1
nhưng F2 cho tỉ lệ 1 : 1 ⇒ F1 chỉ tạo 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau
⇒ Hai cặp gen cùng nằm trên 1 NST
4. Sơ đồ lai
Quy ước:  A :  thân xám >  a :  thân đen
B :  cánh dài   > b :  cánh cụt
P tc:        ♀      ABABABAB                   x             ♂    abababab
GP :           AB                                                       ab
F1:                                     ABabABab   100%  thân xám, cánh dài
Lai phân tích thuận
Fb: ♂           ABabABab             x              ♀     abababab
GFb:            ABab                                   ab
F2:                    ABabABab       :         abababab    (50% TX, CD) : (50% TĐ, CC)
5. Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền liên kết gen
Các gen quy định các tính trạng khác nhau (màu thân, dạng cánh) cùng nằm trên 1 NST và di truyền cùng nhau
6. Kết luận:
  • Liên kết gen là hiện tượng các gen trên cùng 1 NST di truyền cùng nhau
  • Các gen nằm trên một NST tạo thành một nhóm gen liên kết
  • Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó
II. Hoán vị gen
1. Thí nghiệm của Moogan 
– Ruồi cái F1 thân xám, cánh dài X ruồi đực thân đen, cánh cụt. (lai phân tích ruồi cái F1)
Fb:   495 thân xám, cánh dài; 944 đen, cụt
206 thân xám, cánh cụt ; 185 đen, dài
2. Nhận xét tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2:
Kết quả lai phân tích 4 kiểu hình với tỉ lệ khác nhau, khác với tỉ lệ LKG (1:1) và PLĐL (1:1:1:1)
3. Giải thích thí nghiệm bằng sơ đồ lai
Quy ước
A :  thân xám  > a  :  thân đen
B :  cánh dài   > b  :  cánh cụt
Ptc :          ♀  ABABABAB                 x                   ♂    abababab
F1  :                           ABabABab     (100% TX, CD)
Pa :            ♀  ABabABab               x                    ♂  abababab
Fa :             ABabABab            :                abababab
(41, 5% TX, CD)        (41, 5% TĐ, CC)
AbabAbab             :             aBabaBab
(8, 5% TX, CC)          (8, 5% TĐ, CD)
4. Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền liên kết không hoàn toàn
Sự trao đổi chéo giữa các crômatit khác nguồn gốc của cặp NST tương đồng dẫn đến sự trao đổi (hoán vị) giữa các gen trên cùng 1 cặp NST tương đồng. Các gen nằm càng xa nhau thì lực liên kết càng yếu, càng dễ xảy ra hoán vị gen
5. Kết luận:
  • Do các gen có xu hướng liên kết hoàn toàn nên hiện tượng hoán vị gen ít xảy ra.
  • Các giao tử hoán vị gen chiếm tỉ lệ thấp
  • Tần số hoán vị gen thể hiện lực liên kết và khoảng cách tương đối của các gen
III. Ý nghĩa của liên kết gen và hoán vị gen
1. Ý nghĩa của liên kết gen
– Các gen trên cùng 1 NST luôn di truyền cùng nhau nên duy trì sự ổn định của loài.
– Thuận lợi cho công tác chọn giống.
2. Ý nghĩa của hoán vị gen
– Do hiện tượng hoán vị gen → tạo ra nhiều loại giao tử → hình thành nhiều tổ hợp gen mới tạo nguồn nguyên liệu biến dị di truyền cho quá trình tiến hoá và công tác chọn giống.
– Căn cứ vào tần số hoán vị gen → trình tự các gen trên NST (xây dựng được bản đồ gen).