Bài 28: Loài

Bài 28: Loài

I. Khái niệm loài sinh học

1. Một số khái niệm
  • Loài sinh học là một hoặc một nhóm  quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên và sinh ra con có sức sống, có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.
  • Cách li sinh sản là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt 2 quần thể là cùng loài hay khác loài => Hai quần thể cùng loài chỉ trở thành hai loài khác nhau khi chúng trở nên cách li sinh sản
  • Loài thân thuộc là 2 loài có hình thái rất giống nhau (loài đồng hình) nhưng cách li sinh sản với nhau
  • Quần thể là nhóm cá thể cùng loài, là đơn vị tổ chức cơ sở của loài.
  • Các quần thể của một loài có thể phân bố gián đoạn hoặc liên tục tạo thành các nòi khác nhau
  • Nòi địa lí là nhóm quần thể phân bố trong một khu vực địa lý xác định. Hai nòi địa lý khác nhau có khu phân bố không trùng lên nhau.
  • Nòi sinh thái là nhóm quần thể thích nghi với những điều kiện sinh thái xác định. Trong cùng một khu vực địa lí có thể tồn tại nhiều nòi sinh thái, mỗi nòi chiếm một sinh cảnh phù hợp.
  • Nòi sinh học: là nhóm quần thể kí sinh trên loài vật chủ xác định hoặc trên những phần khác nhau của cơ thể vật chủ. Đây là sự phân hóa thường gặp ở các loài động, thực vật kí sinh.
Các tiêu chuẩn để phân biệt các loài thân thuộc
  • Tiêu chuẩn hình thái: Dựa trên sự khác nhau về hình thái để phân biệt. Các cá thể của cùng một loài có chung một hệ tính trạng hình thái giống nhau. Trái lại, giữa hai loài khác nhau có sự gián đoạn về hình thái.
  • Tiêu chuẩn địa lí – sinh thái: Dựa vào khu phân bố của sinh vật để phân biệt.
    • Hai loài có khu phân bố riêng biệt
    • Hai loài có khu phân bố trùng nhau một phần hoặc trùng nhau hoàn toàn sẽ rất khó phân biệt.
  • Tiêu chuẩn sinh lí – sinh hoá: Dựa vào sự khác nhau trong cấu trúc và tính chất của ADN và prôtêin để phân biệt. Những loài càng thân thuộc thì sự sai khác trong cấu trúc ADN và prôtêin càng ít.
  • Tiêu chuẩn cách li sinh sản: Không giao phối với nhau hoặc có giao phối nhưng lại sinh ra đời con bất thụ.
2. Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài
 a. Cách li trước hợp tử
Những trở ngại ngăn cản các cá thể giao phối với nhau để sinh hợp tử được gọi là cách li trước hợp tử.
  • Cách li nơi ở (cách li sinh cảnh): do sống ở những sinh cảnh khác nhau nên không giao phối với nhau.
Ví dụ:
  • Cách li tập tính: do tập tính giao phối khác nhau nên không giao phối được với nhau.
    • Ví dụ: các loài ruồi giấm khác nhau có cách ve vãn bạn tình khác nhau
  • Cách li thời gian (mùa vụ, sinh thái): do mùa sinh sản khác nhau nên không giao phối được với nhau.
    • Ví dụ: chồn hôi có đốm ở miền Tây có mùa giao phối vào cuối mùa hè còn chồn hôi có đốm ở miền Đông có mùa giao phối vào cuối mùa đôngd
  • Cách li cơ học:  do đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau.
    • Ví dụ: Hai loài rắn có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không giao phối được với nhau
b. Cách li sau hợp tử:
Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ, thực chất là cách li di truyền, do không tương hợp giữa 2 bộ NST của bố mẹ về số lương, hình thái, cấu trúc.
  • Thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển.
  • Hợp tử phát triển nhưng con lai không sống hoặc con lai bất thụ.
c. Vai trò của các cơ chế cách li:
  • Ngăn cản các quần thể của loài trao đổi vốn gen cho nhau, do vậy mỗi loài duy trì được những đặc trưng riêng
  • Ngăn cản các quần thể của loài trao đổi vốn gen cho nhau, củng cố, tăng cường sự phân hoá thành phần kiểu gen trong quần thể bị chia cắt.