Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất

Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất

I. Hoá thạch và vai trò của các hoá thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới

1. Khái niệm hoá thạch
  • Hoá thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất. Di tích của sinh vật để lại có thể dưới dạng các bộ xương, những dấu vết của sinh vật để lại trên đá (vết chân, hình dáng…), xác các sinh vật được bảo quản gần như nguyên vẹn trong các lớp hổ phách hoặc trong các lớp băng,
  • Có 3 loại hoá thạch: hoá thạch là những xác nguyên vẹn, hoá thạch bằng đá (khuôn trong), hoá thạch dưới dạng dấu vết (khuôn ngoài).
Ý nghĩa của hoá thạch:
  • Xác định được lịch sử xuất hiện, phát triển, diệt vong của sinh vật.
  • Xác định tuổi của các lớp đất đá chứa chúng và ngược lại.
  • Nghiên cứu lịch sử của vỏ quả đất.
Phương pháp xác định tuổi các lóp đất và hóa thạch
  • Phương pháp dùng các nguyên tô phóng xạ: Căn cứ vào lượng sản phảm phân rã, của các nguyên tố phóng xạ. Quá trình phân rã của các nguyên tố này đã diễn ra trong tự nhiên với tốc độ rất đều, không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Ví dụ: chu kì bán rã của Uran là 4,5 tỷ năm.
  • Phương pháp dùng cacbon phóng xạ: thường dùng để xác định các hóa thạch tương đối mới. Trong quá trình dinh dưỡng, sinh vật hấp thụ C12 và C11 bắt đầu phân rã. Chu kỳ bần rã cùa c14 là 5730 năm, phân tích cacbon ừong hóa thạch, có thể xác định chính xác đến vài trăm năm.
II. Lịch sử phat triển của sinh giới qua các đại địa chất
1. Hiện tượng trôi dạt lục địa
  • Hiện tượng trôi dạt lục địa là hiện tượng các phiến kiến tạo trên lớp vỏ trái đất liên tục di chuyển do lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động.
  • Những biến đổi về kiến tạo của vỏ trái đất như quá trình tạo núi, trôi dạt lục địa dẫn đến thay đổi rất mạnh điều kiện khí hậu của trái đất, do vậy có thể dẫn đến những đợt đại tuyệt chủng hàng loạt các loài và sau đó là thời điểm bùng nổ sự phát sinh các loài mới.
2. Sinh vật trong các đại địa chất
  • Dựa vào quá trình biến đổi của trái đất, và các hoá thạch điển hình các nhà địa chất học chia lịch sử phát triển của trái đất thành các giai đoạn chính được gọi là các đại địa chất. Bao gồm: đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh. Các đại lại được chia nhỏ thành các kỉ. Ranh giới giữa các đại hoặc các kỉ thường là các giai đoạn có những biến đổi của trái đất làm cho sinh vật bị tuyệt chủng hàng loạt và sau đó là bắt đầu một giai đoạn tiến hoá mới của các sinh vật sống sót. Các sinh vật sống sót tiến hoá và bước vào giai đoạn bùng nổ, phát sinh các loài mới và chiếm lĩnh các ổ sinh thái còn trống.
  • Mỗi đại, mỗi kỉ thường có các đặc điểm về địa chất và khí hậu riêng biệt nên cũng kéo theo sự phát triển của nhóm sinh vật điển hình. Ví dụ: đại Trung sinh còn được gọi là kỷ nguyên của bò sát
  • Các đại địa chất và sinh vật tương ứng