Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể

Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể

I. Các đặc trưng di truyền của quần thể:
1.Khái niệm quần thể: Là tổ chức của các cá thể cùng loài, sống trong cùng 1 khoảng không gian xác định, ở vào 1 thời điếm xác định và có khả năng sinh ra các thế hệ con cái để duy trì nòi giống.
      a. Tần số tương đối của các alen và tỉ lệ kiểu gen

  • Xét một gen có 2 alen: A,a trong một quần thể
  • Tần số của một kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ số giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.
  • Tần số alen của locut gen A được tính bằng tỉ số giữa các giao tử mang alen đó trên tổng số giao tử mà quần thể đó tạo ra tại một thời điểm xác định.
Ví dụ: một quần thể có tỉ lệ các kiểu gen như sau
0.6AA: 0.2Aa: 0.2aa   (1)
  • (1) được gọi là cấu trúc di truyền của quần thể đó
  + Gọi p là tần số tương đối của alen A
  + Gọi q là tần số tương đối của alen a
– Khi đó: pA = (0.6 + 0.2/2) = 0.7
               qa = (0.2 + 0.2/2) = 0.3
     b. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần
–  Quần thể tự thụ phấn
Công thức tổng quát cho tần số kiểu gen ở thế hệ thứ n của quần thể tự thụ phấn là:
Tần số KG AA=[1- (12)n(12)n]/2
Tần số KG Aa = (12)n(12)n
Tần số KG aa = [1- (12)n(12)n]/2
Kết luận:
Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng giảm dần tỉ lệ thể dị hợp, tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp
  • Quần thể giao phối gần
  • Đối với các loài động vật, hiện tượng các cá thể có cùng quan hệ huyết thống giao phối với nhau thì được gọi là giao phối gần
  • Cấu trúc di truyền của quần thể giao phối gần sẽ biến đổi theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử