Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất

Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất

Câu 1: Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu, sinh vật. Người ta chia lịch sử trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đên nay là

A. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh.

B. đại thái cổ, đại cổ sinh, đại trung sinh đại nguyên sinh, đại tân sinh.

C. đại cổ sinh, đại nguyên sinh, đại thái cổ, đại trung sinh, đại tân sinh.

D. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại trung sinh, đại cổ sinh, đại tân sinh.

A

Câu 2: Trình tự các kỉ sớm đến muộn trong đại cổ sinh là

A. cambri => silua => đêvôn => pecmi => cacbon => ocđôvic

B. cambri => silua => cacbon => đêvôn => pecmi => ocđôvic

C. cambri => silua => pecmi => cacbon => đêvôn => ocđôvic

D. cambri => ocđôvic => silua => đêvôn => cacbon => pecmi

D

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ Krêta?

A. sâu bọ xuất hiện                                                                        B. xuất hiện thực vật có hoa

C. cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ                       D. tiến hoá động vật có vú

A

Câu 4: Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên trái đất, cây có mạch dẫn và động vật đầu tiên chuyển lên sống trên cạn vào đại

A. cổ sinh              B. nguyên sinh                        C. trung sinh                D. tân sinh

A

Câu 5: Loài người hình thành vào kỉ của đại Tân sinh?

A. kỉ đệ tam                       B. kỉ đệ tứ                   C. kỉ jura                     D. kỉ tam điệp

B

Câu 6:  Bò sát chiếm ưu thế ở kỉ nào của đại trung sinh?

A. kỉ phấn trắng                B. kỉ jura                     C. tam điệp                  D. đêvôn

B

Câu 7: Ý nghĩa của hoá thạch là

A. bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.

B. bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.

C. xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất.

D. xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ.

A

Câu 8: Trôi dạt  lục địa là hiện tượng

A. di chuyển của các phiến kiến tạo do sự chuyển động của các lớp dung nham nóng chảy.

B. di chuyển của các lục địa, lúc tách ra lúc thì liên kết lại.

C. liên kết của các lục địa tạo thành siêu lục địa Pangaea.

D. tách ra của các lục địa dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ về khí hậu và sinh vật.

A

Câu 9: Sinh vật trong đại thái cổ được biết đến  là

A. hoá thạch sinh vật nhân sơ cổ sơ nhất.             B. hoá thạch của động vật, thực vật bậc cao.

C. xuất hiện tảo.                                                    D. thực vật phát triển, khí quyển có nhiều oxi.

A

Câu 10: Người ta dựa vào tiêu chí nào sau đây để chia lịch sử trái đất thành các đại, các kỉ?

A. Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu và thế giới sinh vật.

B. Quá trình phát triển của thế giới sinh vật.

C. Thời gian hình thành và phát triển của trái đất.          
D. Hóa thạch và khoáng sản.

A