Sinh học lớp 7 - Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét

Sinh học lớp 7 - Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét

I. Tìm hiểu trùng kiết lị và trùng sốt rét

- Trùng kiết lị và Trùng sốt rét thích nghi rất cao với lối sống kí sinh.

- Trùng kiết lị kí sinh ở thành ruột.

- Trùng sốt rét kí sinh trong máu người và thành ruột, tuyến nước bọt của muỗi Anôphen.

- Cả hai đều huỷ hoại hồng cầu và gây bệnh nguy hiểm.

STT

 Tên Động vật

 

Đặc điểm

Trùng kiết lị

Trùng sốt rét

1

Cấu tạo

- Có chân giả ngắn

- Không có không bào.

- Không có cơ quan di chuyển.

- Không có các không bào.

2

Dinh dưỡng

- Thực hiện qua màng tế bào.

- Nuốt hồng cầu.

- Thực hiện qua màng tế bào.

- Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu.

3

Phát triển

- Trong môi trường, kết bào xác, khi vào ruột người chui ra khỏi bào xác và bám vào thành ruột.

- Trong tuyến nước bọt của muỗi, khi vào máu người, chui vào hồng cầu sống và sinh sản phá huỷ hồng cầu.

II. So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét

- Yêu cầu:

+ Đặc điểm giống: có chân giả, kết bào xác.

+ Đặc diểm khác: chỉ ăn hồng cầu, có chân giả ngắn

  Đặc điểm

 

 Động vật

Kích thước (so với hồng cầu)

Con đường truyền dịch bệnh

Nơi kí sinh

Tác hại

Tên bệnh

Trùng kiết lị

To

Đường tiêu hóa

Ruột người

Viêm loét ruột, mất hồng cầu.

Kiết lị.

Trùng sốt rét

Nhỏ

Qua muỗi

Máu người

Ruột và nước bọt của muỗi.

  Phá huỷ hồng cầu.

Sốt rét.

III. Tìm hiểu bệnh sốt rét ở nước ta

- Bệnh sốt rét ở nước ta đang dần được thanh toán.

- Phòng bệnh: Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, diệt muỗi.