Lịch sử lớp 6 - Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thể kỷ VII - IX

Lịch sử lớp 6 - Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thể kỷ VII - IX

1. Dư­ới ách đô hộ của nhà Đường nước ta có gì thay đổi?

- Năm 679 Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ.

- Nhà Đường nắm quyền tới cấp huyện. 

- Chúng chia nước ta thành 12 châu.

- Trụ sở của An Nam đô hộ phủ đặt ở Tống Bình (Hà Nội).

- Chúng cho sửa các đường giao thông thủy - bộ, xây thành đắp luỹ, tăng quân đồn trú.

- Nhà Đường tăng cường vơ vét bóc lột, đặt ra nhiều loại thuế, bắt nhân dân ta cống nộp những sản vật quý, đặc biệt là quả vải

2. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722):

a/ Hoàn cảnh: Mai thúc Loan kêu gọi những người dân phu gánh vải cống nạp cho Trung Quốc bỏ về quê, nổi dậy khởi nghĩa.

b/ Diễn biến :

- Năm 722 khởi nghĩa bùng nổ. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm Hoan Châu, cho quân tấn công thành Tống Bình, quân giặc phải bỏ chạy về Trung Quốc.

- Năm 722, nhà Đường đem 10 vạn quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa.

c) Kết quả: cuộc khởi nghĩa bị thất bại.

d) Nguyên nhân thất bại: lực lượng của ta còn non yếu. Lực lượng của địch mạnh, nhiều mưu kế sảo quyệt.

e) Ý nghĩa: tiêu biểu cho ý chí quyết tâm giành lại độc lập của dân tộc ta.

3. Khởi nghĩa Phùng Hưng (trong khoảng 776-791)

Diễn biến :

- Khoảng năm 776, Phùng Hư­ng và Phùng Hải đã phất cờ khởi nghĩa ở Đường ­Lâm. Nhân dân các vùng xung quanh nổi dậy hưởng ứng và được quyền làm chủ vùng đất của mình.

- Sau đó Phùng H­ưng kéo quân về bao vây phủ Tống Bình, viên đô hộ đã rút vào cố thủ trong thành, rồi sinh bệnh chết.

- Phùng Hư­ng chiếm được thành, ông sắp đặt việc cai trị 7 năm sau, Phùng Hưng mất, con trai là Phùng An lên thay.

- KQ: Năm 791, nhà Đường đem quân đàn áp. Phùng An ra hàng, nền tự chủ tồn tại gần 9 năm.