Lịch sử lớp 6 - Bài 13: Đời sống tinh thần và vật chất của cư dân Văn Lang

Lịch sử lớp 6 - Bài 13: Đời sống tinh thần và vật chất của cư dân Văn Lang

1. Nông nghiệp và các nghề thủ công

a) Nông nghiệp:

Họ biết trồng trọt và chăn nuôi. Trồng trọt: Lúa là cây lương thực chính, ngoài ra còn trồng thêm bầu, bí, rau, đậu. Chăn nuôi: Cư dân Văn Lang biết chăn nuôi gia súc, chăn tằm.

b) Thủ công nghiệp:

Họ biết làm gốm, dệt vải lụa, xây nhà, đóng thuyền (được chuyên môn hóa).

- Nghề luyện kim:

Nghề luyện kim được chuyên môn hóa cao. Ngoài việc đúc vũ khí, lư¬ỡi cày, người thợ thủ công còn đúc trống đồng, thạp đồng. Họ bắt đầu biết rèn sắt.

2. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao?

Họ ở nhà sàn, mái cong hình thuyền hay

mái tròn hình mui thuyền, làm bằng tre, gỗ nứa, lá, có cầu thang tre (hay gỗ) để

lên xuồng.

Họ ở thành làng, chạ (vài chục nóc nhà).

Họ ăn cơm nếp, cơm tẻ rau, cà, cá, thịt.

Trong bữa ăn đã biết dùng mâm, bát, muôi.

Họ biết dùng muối, mắm và gia vị (gừng).

Nam: đóng khố, mình trần, đi chân đất.

Nữ: mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực; tóc có nhiều kiểu (cắt ngắn bỏ xõa hoặc búi tó, hoặc tết đuôi sam thả sau lưng).

Ngày lễ họ thích đeo đồ trang sức, phụ nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.

Họ đi lại bằng thuyền là chủ yếu

3. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới?

Họ tổ chức lễ hội, vui chơi.

Nhạc cụ là trống đồng, chiêng, khèn.

Về tín ngưỡng, người Văn Lang thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước.

Người chết được chôn cất cẩn thận trong các thạp bình, quan tài hình thuyền... kèm theo những công cụ và đồ trang sức quý giá.

Đời sống tinh thần và vật chất đã hòa quyện với nhau, tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc trong con người Lạc Việt