Lịch sử lớp 6 - Bài 24: Nước Chăm Pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X

Lịch sử lớp 6 - Bài 24: Nước Chăm Pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X

1. Nước Cham-pa độc lập ra đời

a/ Sự thành lập:

       - Vào thế kỉ II, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy. Nhà Hán tỏ ra bất lực, nhất là đối với các quận xa.

       - Năm  192 - 193, nhân dân Tượng Lâm đã nổi dậy giành độc lập. Khu Liên tự x­ưng làm vua, đặt tên nước là Lâm ấp.

b/ Quá trình phát triển:

- Có quân đội mạnh (4-51 vạn quân thường trực).

- Đối nội:  Hợp nhất hai bộ lạc Dừa và Cau.

- Đối nội: Tăng cường bành trướng mở rộng lãnh thổ lên phía Bắc ( đến Hoành Sơn),xuống phía Nam (đến Phan Rang).

- Đổi tên nước thành Cham-pa.

- Đóng đô ở Sin-ha-pu-a (Trà Kiệu-quảng Nam)

=> Nhận xét: thời gian ngắn, tốc độ phát triển khá nhanh.

2. Tình hình kinh tế, văn hóa Cham-pa từ thế đến thế kỉ X.

a/ Tình hình kinh tế:

- Nông nghiệp :

         + Trồng lúa 2 vụ/ năm.

         + Biết làm ruộng bậc thang ở s­ườn đồi.

         + Sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu bò kéo.

         + Họ sáng tạo ra xe đạp nước.

         + Trồng cây ăn quả và cây công nghiệp.

         + Khai thác lâm thổ sản.

- Thủ công nghiệp:

             + Biết đánh cá.

             + Nghề làm gốm khá phát triển .

- Thương nghiệp: buôn bán trong và ngoài nước phát triển.

b/ Văn hoá:

- Có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn (Ấn Độ).

- Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

- Phong tục tập quán: + Họ có tục hỏa táng người chết, ăn trầu cau, ở nhà sàn. Họ có quan hệ gần gũi chặt chẽ từ lâu đời với cư­ dân Việt.

- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc: đặc sắc