Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)

Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)

Tóm tắt lý thuyết

1. Nước Âu Lạc từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ I có gì thay đổi?

  • Năm 179 TCN Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành 2 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân.
  • Năm 111 TCN nhà Hán Chia Âu Lạc thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam gộp 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao (thủ phủ Luy Lâu).

(Lược đồ Âu Lạc thế kỷ I-III (Nhà Hán chia Âu Lạc thành ba quận là Giao Chỉ,Cửu Chân và Nhật Nam))

  • Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú coi việc chính trị Đô úy coi việc quân sự tất cả đều là người HánDưới quận là huyện, do Lạc tướng người Việt cai trị.
  • Âm mưu của nhà Hán:
    • Chiếm đóng lâu dài và xóa tên nước ta, biến nước ta thành bộ phận lãnh thổ Trung Quốc.
  • Nhà Hán bắt dân ta nộp nhiều thứ thuế.
    • Cống nạp nặng nề.
    • Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục tập quán của người Hán, để đồng hóa dân tộc ta.
  • Năm 34 Tô Định làm thái thú quận Giao Chỉ

2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ

a. Nguyên nhân

  • Do chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Hán.
  • Thi Sách chồng Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại. Để trả nợ nước, thù nhà Hai Bà Trưng đã nổi dậy khởi nghĩa.


b. Diễn biến

  • Mùa xuân năm 40 (tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa làm lễ tế cờ ở Hát Môn (Hà Tây)
  • Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu.
  • Nghĩa quân từ Hát Môn→ Mê Linh→Cổ Loa→Luy Lâu.
  • Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.

c. Nguyên nhân thắng lợi 

  • Tinh thần yêu nước và đoàn kết của quân dân.
  • Được nhân dân ủng hộ và tài chỉ huy của Hai Bà Trưng


d. Ý nghĩa

  • Độc lập dân tộc được khôi phục.
  • Thể hiện tinh thầnyêu nước ý chíquật cường của dân tộc của phụ nữ Việt Nam