Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873)

Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873)

1. Người phương Tây đầu tiên biết đến Việt Nam từ thế kỉ XVI là các lái buôn nước nào?

A. Tây Ban Nha

B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

C. Pháp.

D. Hà Lan, Pháp.

1:B

2. Nước phương Tây nào định chiếm đảo Côn Lôn nhưng thất bại?

A. Hà Lan.

B. Bồ Đào Nha.

C. Tây Ban Nha.

D. Anh.

2:D

3. Các giáo sĩ Pháp tới Việt Nam truyền đạo kết hợp với dò xét tình hình từ bao giờ?

A. Thế kỉ XVII.

B. Thế kỉ XVI.

C. Thế kỉ XVIII.

D. Thế kỉ XIX.

3:A

4. Cơ hội tạo điều kiện để Pháp can thiệp vào Việt Nam?

A. Nguyễn Ánh cầu cứu Pháp.

B. Phong trào Tây Sơn bùng nổ.

C. Hiệp ước Vécxai.

D. Anh không có cơ sở xã hội Việt Nam.

4:C

5. Tại sao đến giữa thế kỉ XIX, Pháp ráo riết tìm cách đánh chiếm Việt Nam?

A. Tranh giành ảnh hưởng với Anh.

B. Tranh giành ảnh hưởng tới Tây Ban Nha.

C. Tranh giành ảnh hưởng với Mĩ.

D. Tranh giành ảnh hưởng với Bồ Đào Nha.

5:A

6. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của quân Pháp hoàn toàn thất bại khi nào?

A. Khi đổ bộ lên Sơn Trà.

B. Sau 5 tháng ở Đà Nẵng.

C. Trước khi đánh Gia Định.

D. Sau khi đánh Gia Định.

6:D

7. Người chỉ huy hàng nghìn nghĩa dũng đánh đồn Chợ Rẫy tháng 7-1860 là ai?

A. Nguyễn Trung Trực.

B. Dương Bình Tâm.

C. Trần Thiện Chính.

D. Lê Huy.
7:B

8. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của quân Pháp không thực hiện được là do đâu?

A. Khí hậu không thích hợp.

B. Thiếu lương thực.

C. Quân dân ta chống trả.

D. Thiếu quân.

8:C

9. Sau khi chiếm Gia Định, quân Pháp gặp khó khăn lớn nhất là gì?

A. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta.

B. Thiếu lực lượng.

C. Rải quân trên chiến tuyến dài.

D. Điều kiện sinh hoạt thiếu thốn.

9:A

10. Người chỉ huy đánh chìm tàu chiến Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông là ai?

A. Trương Định.

B. Nguyễn Trung Trực.

C. Dương Bình Tâm

D. Trần Thiện Chính.

10:B