Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Phan Bội Châu và xu hướng bạo động

* Nguyên nhân nảy sinh phong trào vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX:

- Chủ quan:

+ Sự xuất hiện của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và các giai cấp, tầng lớp xã hội mới.

+ Thất bại của phong trào giải phóng dân tộc theo con đường quân chủ chuyên chế.

- Khách quan: Tác động của tư tưởng dân chủ tư sản từ Trung Quốc và Nhật Bản.

Trong đó, nguyên nhân chủ quan giữ vai trò quyết định.

* Chủ trương và hoạt động của Phan Bội Châu:

- Chủ trương: Thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam bằng phương pháp bạo động.

- Hoạt động:

+ Thành lập Duy tân hội (tháng 5-1904). Cương lĩnh của Duy tân hội là: “Cốt sao khôi phục được Việt Nam, lập nên một chính phủ độc lập...”.

+ Tổ chức phong trào Đông du, đưa học sinh sang Nhật học khoa học cơ bản, kĩ thuật quân sự tiên tiến...

+ Năm 1912, thành lập Việt Nam Quang phục hội tại Quảng Châu, tôn chỉ là “đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”.

Việt Nam Quang phục hồi bí mật cử người về nước để trừ khử những tên thực dân đầu sỏ, những tên tay sai đắc lực của chúng Hoạt động của Việt Nam Quang phục hồi bước đầu đạt một số kết quả. Nhưng thực dân Pháp đàn áp, nhiều người bị bắt và bị giết.

2. Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách

Chủ trương đấu tranh ôn hòa công khai, nâng cao dân trí, dân quyền.

- Hoạt động:

+ Vận động Duy tân ở Trung Kì.

+ Cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh.

+ Phát triển nghề thủ công làm vườn.

+ Mở trường theo kiểu mới.

+ Vận động đổi mới phong hóa”, cải cách lối sống...

- Hai xu hướng bạo động và cải cách đầu thế kỉ XX giống nhau chỗ: cứu nước theo xu hướng dân chủ tư sản; khác nhau ở biện pháp cách mạng: bạo động, cải cách.

- Tư tưởng Duy tân đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa biến thành cuộc đấu tranh quyết liệt, điển hình là phong trào chống thuế ở Trung Kì năm 1908.

3. Đông Kinh nghĩa thục. Vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế

a. Đông kinh nghĩa thục

- Lương Văn Can và Nguyễn Quyền thành lập, hoạt động từ tháng 3-1907 đến tháng 11-1907.

- Nội dung:

+ Học các môn Lịch sử, Địa lí, Cách trị vệ sinh.

+ Biên soạn, dịch thuật một số sách báo thấm đượm tinh thần duy tân, yêu nước.

+ Diễn thuyết, bình văn cổ động học chữ Quốc ngữ.

+ Hô hào mở hội kinh doanh công thương nghiệp, lên án quan lại hủ bại, chống lối thi cử cũ, bài trừ mê tín, hủ tục... giới thiệu văn thơ yêu nước, ca ngợi truyền thống vẻ vang của dân tộc, kêu gọi đoàn kết đấu tranh cho lợi ích giống nòi...

Như vậy, Đông kinh nghĩa thục là phong trào yêu nước theo con đường dân chủ tư sản trên lĩnh vực văn hóa.

b. Vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội

- Lực lượng tham gia: binh lính người Việt kết hợp với nghĩa quân Yên Thế.

- Đêm 27-6-1908, sau bữa tiệc, 200 binh sĩ Pháp bị trúng độc. Kế hoạch bị lộ, các binh sĩ Pháp được cứu chữa, binh lính người Việt bị tước vũ khí và bị nhốt trong trại. Nghĩa quân ở vòng ngoài không thấy ám hiệu, biết sự việc đã bại lộ nên rút lui.

- Ý nghĩa: Đánh dấu cuộc nổi dậy đầu tiên của binh lính người Việt Nam trong quân đội Pháp và chứng tỏ binh lính người Việt cũng có thể là một lực lượng trong cuộc đấu tranh chống đế quốc.

c. Hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế

- Cuối tháng 1-1909, 15.000 quân Pháp tấn công Phồn Xương, nghĩa quân thực hiện chiến dịch di chuyển, đánh một số trận khi có điều kiện thuận lợi và giành được một số thắng lợi, đặc biệt là trận núi Sáng (Lập Thạch - Vĩnh Phúc) ngày 5-10-1909, diệt 50 tên Pháp.

- Khi lực lượng đã bị suy yếu, Đề Thám trở lại Yên Thế (tháng 11-1909) tiếp tục chống chọi với giặc cho đến tháng 2-1913 thì ông bị sát hại.

Các phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX đều thất bại là do con đường cứu nước đã lỗi thời, không đưa được mục tiêu, nội dung và phương pháp cách mạng đúng đắn.