Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873)

Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873)

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858

1. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược

- Nông nghiệp sa sút. Nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.

- Công thương nghiệp đình đốn.

- Quân sự lạc hậu.

- Nhiều cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình đã nổ ra.

2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam

- Thế kỉ XVI, các lái buôn Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã có mặt tại Việt Nam. Đầu thế kỉ XVII, người Anh định chiếm đảo Côn Lôn nhưng thất bại.

- Tư bản Pháp lợi dụng đạo Thiên Chúa làm công cụ xâm lược Việt Nam.

+ Thế kỉ XVII, các giáo sĩ Pháp đến Việt Nam truyền đạo kết hợp dò xét tình hình, vẽ bản đồ. Nhờ môi giới của Giám mục Bá Đa Lộc, Hiệp ước Vécxay 1787 được kí kết, Pháp hứa giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn, Nguyễn Ánh nhường cho Pháp sở hữu cảng Hội An, đảo Côn Lôn.

3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858

- Đà Nẵng nằm trên trục giao thông Bắc - Nam, có hải cảng sâu và rộng, gần Hội An, cách Huế 100km về phía Bắc.

- Với kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh”, Pháp âm mưu chiếm Đà Nẵng làm bàn đạp đánh vào nội địa rồi tấn công lên Huế buộc triều đình Huế đầu hàng. Chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha bố trí trên 14 chiến thuyền dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

- Sáng 1-9-1858, quân Pháp nổ súng tấn công và chiếm bán đảo Sơn Trà.

Quân dân ta anh dũng chống quân xâm lược sau đó thực hiện “vườn không nhà trống”. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha bị cầm chân suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà, Tây Ban Nha rút khỏi cuộc chiến.

- Khí thế kháng chiến sôi sục trong nhân dân cả nước.

+ Tại Đà Nẵng, nhân dân tổ chức thành đội ngũ chủ động tìm địch mà đánh.

+ Từ Nam Định, Đốc học Phạm Văn Nghị, chiêu mộ 300 người lên đường vào Nam xin vua được đánh giặc.

Cuộc kháng chiến của quân dân ta đã bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

II. Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì từ năm 1859 đến năm 1862

1. Kháng chiến ở Gia Định

- Âm mưu của Pháp: Gia Định và Nam Kì là vựa lúa của Việt Nam, hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi. Chiếm được Nam Kì sẽ cắt đứt đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để uy hiếp Campuchia, làm chủ lưu vực sông Mê Công.

- Thực hiện âm mưu trên, quân Pháp đã:

Đem quân vào Gia Định, ngày 17-2-1859 nổ súng đánh thành.

- Quân đội triều đình tan rã, các đội dân binh chiến đấu dũng cảm. Quân Pháp phải đốt phá thành rồi rút xuống tàu. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” bị phá sản, Pháp phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.

- Từ đầu năm 1860, nước Pháp gặp khó khăn trong cuộc chiến Trung Quốc và Italia. Vì phải chia sẻ lực lượng cho các chiến trường khác, quân Pháp ở Gia Định chỉ có khoảng 1000 tên. Đây là cơ hội để tiêu diệt địch, nhưng quan quân triều đình lại áp dụng chiến thuật phòng thủ - xây dựng Đại đồn Chí Hòa và đóng quân trong đó.

- Ngược lại với triều đình, Dương Bình Tâm chỉ huy hàng nghìn nghĩa dũng xung phong đánh đồn Chợ Rẫy.

Trong lúc quân Pháp đang bị sa lầy ở Đà Nẵng và Gia Định thì tư tưởng chủ hòa trong nội bộ triều đình Huế làm lòng người li tán.

2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì

* Hiệp ước 5-6-1862

- Sau Điều ước Bắc Kinh, quân Pháp kéo về Gia Định và ngày 23-2-1861 tấn công chiếm Đại đồn Chí Hòa. Thừa thắng quân Pháp đánh chiếm Định Tường (12-4-1861), Biên Hòa (18-12 1861), Vĩnh Long (23-3-1862)

- Nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy anh dũng chiến đấu chống giặc. Đặc biệt, ngày 10-12-1861, nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đã đánh chìm tàu chiến Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông.

- Trong khi cuộc kháng chiến của nhân dân ta dâng cao làm cho quân giặc bối rối thì triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1962)

* Nội dung:

+ Nhà Nguyễn thừa nhận cho Pháp chiếm ba tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa.

+ Mở cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp thông thương.

+ Triều đình bồi thường 20 triệu quân chiến phí.

+ Thành Vĩnh Long sẽ được trả lại cho triều đình Huế chừng nào triều đình làm cho nhân dân ba tỉnh miền Đông ngừng chống Pháp.

III. Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau Hiệp ước 1862

1. Nhân dân ba tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau Hiệp ước 1862

- Sau khi kí hiệp ước ngày 5-6-1862, triều đình Huế cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp, và ra lệnh lui binh, giải tán phong trào kháng chiến ở Gia Định, Định Tường.

- Bất chấp lệnh của triều đình, phong trào kháng chiến vẫn tiếp tục.

+ Phong trào “tị địa” của văn thân, sĩ phu đã gây khó khăn cho việc tổ chức, quản lí vùng đất đã chiếm của Pháp.

+ Trương Định không nhận chức lãnh binh ở An Giang, tiếp tục ở lại cùng nhân dân kháng chiến.

Nghĩa quân xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí, tấn công nhiều vị trí, đánh chìm nhiều pháo thuyền của địch...

Ngày 28-2-1863, quân Pháp tấn công căn cứ Tân Hòa. Nghĩa quân chiến đấu suốt ba ngày, sau đó rút lui để bảo toàn lực lượng.

Ngày 20-8-1864, thực dân Pháp bất ngờ tập kích vào căn cứ Tân Hòa, Trương Định bị thương nặng, ông rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết.

2. Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì

- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1862, thực dân Pháp yêu cầu triều đình Huế giao ba tỉnh miền Tây cho chúng kiểm soát.

- Ngày 20-6-1867 quân Pháp kéo đến trước thành Vĩnh Long buộc Phan Thanh Giản nộp thành và viết thư khuyên quan quân An Giang, Hà Tiên hạ vũ khí nội thành.

Trong vòng 5 ngày từ 20-6 đến 24-6-1867, quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây mà không tốn một viên đạn.

3. Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống Pháp

- Hoàn cảnh: thực dân Pháp đã ổn định tình hình ở ba tỉnh miền Đông và đặt ách đô hộ lên Campuchia (1863); quan lại triều đình Huế bạc nhược để cho Pháp chiếm gọn ba tỉnh miền Tây trong vòng năm ngày (20 đến 24-6-1867).

- Cuộc kháng chiến lan rộng với nhiều hình thức phong phú.

+ Trương Quyền lập căn cứ ở Tây Ninh, liên lạc với Pucômbô để chống Pháp.

+ Phan Tôn, Phan Liêm lập căn cứ ở Bến Tre.

+ Nguyễn Trung Trực lập căn cứ ở Hòn Chông bị giặc bắt đưa ra chém, đã khẳng khái nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cả nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

+ Nguyễn Hữu Huân, bị giặt bắt khi được thả về lại tiếp tục kháng chiến. Trên đường ra pháp trường, vẫn ung dung làm thơ khẳng định ý chí bất khuất của mình.

- Đặc điểm nổi bật là phong trào nổ ra kịp thời, từ chống giặc ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm với chống phong kiến tay sai, hình thức đấu tranh phong phú.

Do tình thế ngày càng bị cô lập, điều kiện chiến đấu thiếu thốn, so sánh lực lượng ngày càng chênh lệch, cuối cùng phong trào bị đàn áp và thất bại.