Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Châu Phi

a. Những nét chung.

- Châu Phi là lục địa lớn giàu tài nguyên có nền văn hóa lâu đời

- Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi. Trong đó Anh và Pháp chiếm được đất đai nhiều nhất. Đến đầu thế kỉ XX việc phân chia châu Phi căn bản hoàn thành.

b. Phong trào đấu tranh chống thực dân

- Ở Angiêri, Ápđen Cade lãnh đạo khởi nghĩa từ năm 1830 đến năn 1847, thực dân Pháp phải mất hàng chục năm mới chiếm được vùng này.

- Ở Ai Cập, năm 1879, tổ chức “Ai Cập trẻ” do đại tá Atmet Arabi lãnh đạo, đề ra những cải cách mang tính chất tư sản.

- Ở Xuđăng, Muhamét Átmét lãnh đạo nhân dân chống thực dân Anh từ năm 1882 đến năm 1898.

- Nổi bật nhất là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Etiopia chống quân xâm lược Italia. Mặc dù bị tổn thất nặng nhưng Êtiopia đã bảo vệ được độc lập.

2. Khu vực Mĩ Latinh

a. Những nét chung.

- Từ thế kỉ XVI, XVII, phần lớn các nước Mĩ Latinh là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

- Chủ nghĩa thực dân thiết lập chế độ thống trị phản động.

b. Kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập.

- 1804 Haiti thành lập nước cộng hòa. Sau đó thực dân Pháp trở lại phục hồi nền thống trị.

- 1816, Achentina giành được độc lập.

- Năm 1821 Mêhicô và Pêru giành độc lập.

- Đến đầu thế kỉ XIX các quốc gia độc lập ở Mĩ Latinh lần lượt hình thành. Đây là thắng lợi to lớn của nhân dân Mĩ Latinh trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân châu Âu.

c. Chính sách bành trướng của Mĩ

- Năm 1823, Mĩ đưa ra học thuyết Mơnrô: “châu Mĩ của người châu Mĩ”.

- Năm 1889, “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa” thành lập do chính quyền Oasinhtơn chỉ huy.

- Năm 1898, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha để chiếm Haoai, Cuba, Puéctô Ricô. Đầu thế kỉ XX, Mĩ áp dụng chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đô la” để biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ.