Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Nước Mĩ trong những năm 1918-1929

1. Tình hình kinh tế

a. Nguyên nhân dẫn đến sự bùng phát của kinh tế Mỹ trong thập niên 20 của thế kỉ XX

- Nước Mĩ được Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở nên không bị chiến tranh tàn phá, thu được nhiều lợi nhuận nhờ bán vũ khí và hàng hóa cho các nước tham chiến. Mã bước ra khỏi chiến tranh với tư thế là người thắng trận, chủ nợ của các nước châu Âu.

- Việc cải tiến kĩ thuật, phương pháp sản xuất dây chuyền và mở rộng quy mô sản xuất.

b. Sự phát triển của nền kinh tế Mỹ

- Trong vòng 6 năm (1993-1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%. Năm 1929 Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp. giới, hơn sản lượng của Anh, Pháp, Đức, Italia, và Nhật Bản cộng lại. Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp xuất ô tô, thép, dầu lửa. Năm 1919, sản xuất 7 triệu cho ô tô, đến năm 1924 là 24 triệu chiếc.

- Về tài chính, Mĩ là chủ nợ của thế giới; năm 1929 nắm 60% dự trữ vàng của thế giới.

2. Tình hình chính trị, xã hội

- Các chính phủ đề cao sự phồn vinh của kinh tế, mặt khác thi hành chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh, đàn áp những người tiến bộ trong phong trào công nhân.

- Những người lao động phải đối mặt với nạn thất nghiệp, bất công xã hội, phân biệt chủng tộc.

- Phong trào đấu tranh của công nhân diễn ra sôi nổi. Tháng 5-1921 Đảng cộng sản Mĩ thành lập.

II. Nước Mĩ trong những năm 1929-1939

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Mĩ

- Nguyên nhân bùng nổ: Do sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận phát triển không đồng bộ giữa các ngành, mất cân đối giữa cung và cầu dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa.

- Khủng hoảng kinh tế và tác động của nó

+ Kinh tế: Ngày 29-10-1929, giá cổ phiếu tụt xuống 80%, hàng triệu người mất sạch tiền tiết kiệm.

Năm 1932, khủng hoảng đạt đến đỉnh cao: sản lượng công nghiệp chỉ còn 53,8% (so với năm 1929), 115.000 công ty thương nghiệp, 58 công ti đường sắt bị phá sản, 10 vạn ngân hàng đóng cửa, 75% dân trại bị phá sản...

+ Chính trị xã hội:

Hàng chục triệu người thất nghiệp, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng ra toàn nước Mĩ.

2. Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Rudơven

a. Chính sách mới

* Nội dung

Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế, thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi và phát triển kinh tế thông qua các đạo luật: Ngân hàng, Phục hưng công nghiệp, Điều chỉnh nông nghiệp.

Đạo luật Phục hưng công nghiệp quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.

* Tác động

Giải quyết được một số vấn đề cơ bản của nước Mỹ trong cơn khủng hoảng nguy kịch, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, góp phần duy trì nền dân chủ tư sản.

b. Về đối ngoại

- Thi hành chính sách láng giềng thân thiện nhằm cải thiện quan hệ ngoại giao với các nước Mĩ Latinh và Liên Xô.

- Thực hiện chính sách trung lập đối với các vấn đề quốc tế.