Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

1. Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành sản xuất nào?

A. Ô tô.

B. Ô tô, thép, dầu mỏ.

C. Thép, dầu mỏ.

D. Dầu mỏ, ô tô.

1:B

2. Năm 1929, Mĩ nắm bao nhiêu dự trữ vàng của thế giới?

A. 48%.

B. 69%.

C. 80%.

D. 60%.

2:D

3. Từ năm 1923 đến năm 1929, sản lượng công nghiệp Mĩ tăng bao nhiêu?

A. 69%.

B. 60%.

C. 48%.

D. 80%.

3:A

4. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Mĩ bắt đầu từ ngành nào?

A. ngành sản xuất ô tô.

B. ngành sản xuất thép.

C. ngành dầu mỏ.

D. lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

4:D

5. Khủng hoảng kinh tế ở Mĩ diễn ra trầm trọng nhất vào năm nào?

A. 1929.

B. 1933.

C. 1932.

D. 1930.

5:C

6. Số người thất nghiệp ở Mĩ đạt tỉ lệ cao nhất vào năm nào?

A. 1935.

B. 1933.

C. 1934.

D. 1930.

6:B

7. Bí quyết thành công của Chính sách mới là gì?

A. Đạo luật ngân hàng.

B. Đạo luật phục hưng công nghiệp.

C. Nhà nước can thiệp vào đời sống kinh tế.

D. Giải quyết nạn thất nghiệp.

7:C

8. Vì sao nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

Nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập niên 20 của thế kỉ XX vì:

- Nước Mĩ được Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở nên không bị chiến tranh tàn phá, thu được nhiều lợi nhuận nhờ bán vũ khí và hàng hóa cho các nước tham chiến. Mĩ bước ra khỏi chiến tranh với tư thế là người thắng trận, chủ nợ của các nước châu Âu.

- Việc cải tiến kỹ thuật, phương pháp sản xuất dây chuyền và mở rộng quy mô sản xuất.

9. Nêu những điểm cơ bản trong Chính sách mới của Tổng thống Rudơven.

Những điểm cơ bản trong Chính sách mới của Tổng thống Rudơven.

- Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế.

- Giải quyết nạn thất nghiệp.

- Phục hồi, phát triển kinh tế thông qua Đạo luật Ngân hàng, Đạo luật Phục hưng công nghiệp, Điều chỉnh nông nghiệp.

- Đạo luật Phục hưng công nghiệp quy định tổ chức lại sản xuất theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường.