Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại

Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Sự phát triển của văn hóa trong buổi đầu thời cận đại

- Về văn học:

+ Coócnây, đại biểu xuất sắc cho nền bi kịch cổ điển Pháp

+ La Phôngten, nhà ngụ ngôn, nhà văn cổ điển Pháp

+ Môlie, tác giả nổi tiếng của nền hài kịch cổ điển Pháp.

- Về âm nhạc:

+ Bettôven, nhà soạn nhạc thiên tài người Đức, nổi tiếng là các bản giao hưởng số 3, số 5, số 9.

+ Môda, nhà soạn nhạc vĩ đại người Áo, có những cống hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng.

- Về hội họa:

+ Rembran, họa sĩ, nhà đồ họa Hà Lan, nổi tiếng về tranh chân dung, tranh phong cảnh.

- Về tư tưởng:

+ Trào lưu Triết học ánh sáng, sản sinh nhiều nhà tư tưởng lớn, có vai trò quan trọng trong thắng lợi của Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII. Đó là Vônte, Môngtexkiơ, Ruxô, Mêliê và nhóm Bách khoa toàn thư do Điđơrô đứng đầu.

2. Thành tựu văn học, nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

a. Về văn học

- Ở phương Tây:

+ Víchto Huygô với Những người khốn khổ

+ Léptônxtôi với Chiến tranh và hòa bình, Anna Karenina, Phục sinh.

+ Mác Tuên nhà văn Mĩ với Những người Inoxăng đi du lịch, Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoayơ.

- Ở phương Đông

+ Rabindranat Tago, nhà văn hóa lớn của Ấn Độ để lại 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 cuốn tiểu thuyết... Tiêu biểu là tập Thơ dâng đoạt giải Noben.

+ Lỗ Tấn với Nhật kí người điên, AQ chính truyện.

+ Hôxê Ridan nhà văn, nhà thơ Philippin, tác phẩm tiêu biểu là Đừng động vào tôi.

+ Hôxê Mácti, nhà văn Cuba.

b. Về nghệ thuật

- Kiến trúc: Cung điện Vécxai.

- Hội họa: Van Gốc (Hà Lan), Phugita (Nhật Bản), Picátxô (Tây Ban Nha), Levitan (Nga).

- Âm nhạc: Traicốpxki với Con đầm pích, Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng.

3. Trào lưu tư tưởng tiến bộ và sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học, từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

a. Những trào lưu tư tưởng tiến bộ

- Chủ nghĩa xã hội không tưởng với các đại diện Xanh Ximông, Phuriê, Ôoen.

- Triết học: Hêghen, nhà triết học duy tâm khách quan và Phoiơbách nhà triết học duy vật siêu hình.

- Học thuyết kinh tế chính trị tư sản, đại biểu là Xmít và Ricácđô.

b. Chủ nghĩa xã hội khoa học

- Điều kiện ra đời: sự phát sinh, phát triển của giai cấp vô sản và phong trào công nhân. Lênin phát triển trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ.

- Kế thừa có chọc lọc và phát triển những thành tựu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

- Vai trò: là cương lĩnh cách mạng cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản và mở ra một kỉ nguyên mới cho sự phát triển của khoa học.