Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

1. Các nước phát xít Đức, Italia, Nhật Bản phát động chiến tranh nhằm mục đích gì?

A. Chung quốc tế Cộng sản.

B. Tiêu diệt Liên Xô.

C. Chia lại thế giới.

D. Tiêu diệt Anh, Pháp, Mĩ.

1:C

2. Nước nào thực hiện Đạo luật trung lập vào tháng 8-1935?

A. Mī.

B. Anh.

C. Pháp.

D. Liên Xô.

2:A

3. Đỉnh cao của chính sách nhượng bộ phát xít là sự kiện nào?

A. “Cuộc chiến tranh kì quặc”

B. Hiệp định Muyních.

C. Hiệp ước Xô – Đức.

D. Pháp đầu hàng Đức.

3:B

4. Những nước nào thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít?

A. Ba Lan, Tiệp Khắc.

B. Mĩ, Anh, Pháp.

C. Anh, Pháp.

D. Ba Lan, Anh, Pháp.

4:C

5. Phát xít Đức huy động lực lượng mạnh nhất để tấn công nước nào?

A. Pháp.

B. Anh.

C. Ba Lan.

D. Liên Xô.

5:D

6. Trận đánh nào làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Hitle?

A. Trận Mátxcơva.

B. Trận En Alamen.

C. Trận Xtalingrát.

D. Trận Cuốcxcơ.

6:A

7. Sự kiện nào mở đầu chiến tranh Thái Bình Dương?

A. Quân Nhật kéo vào Đông Dương.

B. Trận Trân Châu Cảng.

C. Mĩ tuyên chiến với Nhật Bản.

D. Nhật chiếm Philippin.

7:B

8. Trận đánh nào tạo nên bước ngoặt của chiến tranh thế giới lần thứ hai?

A. trận En Alamen.

B. trận Mátxcơva.

C. trận Xtalingrát.

D. Guadancanan.

8:C

9. Trận thắng nào đã đưa quân Anh - Mĩ chuyển sang phản công trên Mặt trận Bắc Phi?

A. Trận Mátxcơva.

B. Trận Guatancanan.

C. Trận En Alamen.

D. Trận Trân Châu Cảng.

9:C

10. Trận thắng nào đã đưa quân Mỹ chuyển sang phản công trên mặt trận Thái Bình Dương?

A. Trận Xtalingrát.

B. Trận Guabancanan.

C. Trận En Alamen.

D. Trận Mátxcơva.

10:B