Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

1. Trong vòng 6 năm (1914-1919) sản lượng công nghiệp Nhật Bản tăng mấy lần?

A. 5 lần.

B. 6 lần.

C. 4 lần.

D. 3 lần.

1:A

2. Năm 1918, phong trào đấu tranh nào ở Nhật Bản mang tính chất quần chúng rộng lớn trong cả nước?

A. Phong trào Mặt trận Nhân dân.

B. Bãi công của công nhân Nagồia.

C. Cuộc “Bạo động lúa gạo”.

D. Bãi công của công nhân Côibê.

2:C

3. Giá mặt hàng nào đắt đỏ nhất ở Nhật Bản sau chiến tranh?

A. Nguyên liệu.

B. Nhiên liệu.

C. Gạo.

D. Thực phẩm.

3:C

4. Khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Nhật Bản xảy ra nghiêm trọng nhất trong ngành sản xuất nào?

A. Công nghiệp.

B. Nông nghiệp.

C. Thương nghiệp.

D. Xuất khẩu.

4:B

5. Ở Nhật Bản khủng hoảng đạt đến đỉnh điểm năm nào?

A. Năm 1930.

B. Năm 1933.

C. Năm 1931.

D. Năm 1932.

5:C

6. Đến cuối thập niên 20 của thế kỷ XX, để giải quyết khó khăn trong nước, Chính phủ Tanaca chủ trương như thế nào?

A. Tăng xuất khẩu.

B. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

C. Dùng vũ lực bành trướng ra bên ngoài.

D. Xâm lược Trung Quốc.

6:C

7. Mục tiêu xâm lược mà Nhật Bản nhằm vào trước tiên là nơi nào?

A. Đông Nam Á.

B. Triều Tiên.

C. Các đảo Thái Bình Dương.

D. Trung Quốc.

7:D

8. Nêu ngắn gọn các giai đoạn phát triển chính của nước Nhật trong những năm 1918-1939.

- Giai đoạn 1918-1929:

+ Kinh tế phát triển xen kẽ với khủng hoảng, thời gian ổn định ngắn.

+ Những năm đầu thập niên 20 của TK XX, ban hành một số cải cách và cải thiện quan hệ với các cường quốc khác. Từ cuối thập niên 20 của TK XX thi hành chính sách đối nội, đối ngoại hiếu chiến

+ Đời sống nhân dân khó khăn, mâu thuẫn xã hội và đấu tranh của nhân dân diễn ra quyết liệt.

- Giai đoạn 1929-1939:

+ Khủng hoảng kinh tế tàn phá nặng nề nền kinh tế và gây hậu quả xã hội tai hại, đời sống các tầng lớp nhân dân cơ cực.

+ Nhằm khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế giới cầm quyền Nhật Bản quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, trước hết là Trung Quốc.

+ Phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra sôi nổi, làm chậm quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản.

9. Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản diễn ra như thế nào?

Do có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng nên quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược. Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản kéo dài suốt thập niên 30 của TK XX, do nội bộ giới cầm quyền bất đồng về cách thức tiến hành chiến tranh xâm lược. Từ năm 1932, cuộc đấu tranh trong nội bộ chấm dứt, giới cầm quyền tập trung vào quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.