Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

1. Trong hệ thống Vécxai - Oasinhtơn, nước hưởng được lợi nhiều châu Á là nước nào?

A. Nhật Bản.

B. Anh.

C. Pháp.

D. Anh, Pháp.

1:A

2. Hội Quốc liên ra đời nhằm mục đích gì?

A. Thiết lập trật tự thế giới mới.

B. Giúp đỡ các nước nghèo ở châu Phi.

C. Duy trì trật tự thế giới.

D. Phân chia quyền lợi giữa các đế quốc thắng lợi.

2:C

3. Cao trào Cách mạng 1918-1923 diễn ra mạnh mẽ nhất ở đây

A. Ba Lan, Phần Lan.

B. Phần Lan, Đức.

C. Đức, Hunggari.

D. Đức, Ba Lan.

3:C

4. Người Việt Nam đầu tiên đọc được Luận cương vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin là ai?

A. Phan Châu Trinh.

B. Nguyễn Ái Quốc.

C. Trần Phú.

D. Lê Hồng Sơn.

4:B

5. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 bùng nổ đầu tiên đâu?

A. Đức.

B. Anh.

C. Pháp.

D. Mĩ.

5:D

6. Hậu quả của khủng hoảng kinh tế mà các nước tư bản phải gánh chịu là gì?

A. Nền kinh tế bị tàn phá.

B. Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng.

C. Biểu tình tuần hành khắp các nước.

D. Tất cả ý trên.

6:D

7. Hậu quả xã hội của khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là gì?

A. Công nhân thất nghiệp.

B. Xã hội bất ổn, mâu thuẫn xã hội gay gắt.

C. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện.

D. Tất cả ý trên.

7:D

8. Những nước nào có ít hoặc không có thuộc địa đi theo đường phát xít hóa chế độ chính trị?

A. Đức, Italia, Anh.

B. Pháp, Đức, Anh.

C. Nhật Bản, Italia, Mĩ.

D. Đức, Italia, Nhật Bản.

8:D

9. Trình bày các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản từ 1918-1939.

- Giai đoạn 1918-1929:

+ Trật tự thế giới mới được thiết lập theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn

+ Cao trào cách mạng 1918-1923 bùng nổ ở các nước tư bản, các nước tư bản lâm vào tình trạng bất ổn về chính trị.

+ Sau khi dập tắt phong trào cách mạng, từ năm 1929 kinh tế các nước tư bản phát triển nhanh, nhất là Mĩ, tình hình chính trị tạm ổn định

- Giai đoạn 1929-1939:

+ Khủng hoảng kinh tế tàn phá nặng nề các nước tư bản, mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt.

+ Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và lên cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh thế giới.

10. Nêu những hậu quả về chính trị xã hội của khủng hoảng kinh tế (1929-1933) đối với các nước tư bản.

Hậu quả chính trị xã hội: hàng chục triệu người thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cách nghèo đói túng quẫn. Mâu thuẫn xã hội gay gắt, đấu tranh của người thất nghiệp diễn ra khắc các nước.