Bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921-1941)

Bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921-1941)

1. Chính sách kinh tế mới được thực hiện trong điều kiện nào?

A. Chiến tranh.

B. Hòa bình, kinh tế bị tàn phá.

C. Nền kinh tế phát triển.

D. Xã hội ổn định.

1:B

2. Chính sách kinh tế mới bao gồm các lĩnh vực nào?

A. Nông nghiệp.

B. Công nghiệp.

C. Thương nghiệp và tiền tệ.

D. Tất cả ý trên.

2:D

3. Trong Chính sách kinh tế mới, điều khoản quan trọng sống còn đối với nhà nước Xô viết là gì?

A. Khôi phục công nghiệp nặng.

B. Thu thuế lương thực.

C. Khuyến khích tư bản nước ngoài kinh doanh.

D. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt.

3:D

4. Tác động của chính sách kinh tế mới đối với nền kinh tế nước Nga là gì?

A. Hoàn thành khôi phục.

B. Đời sống nhân dân được cải thiện.

C. Kinh tế phục hồi và phát triển.

D. Nhà nước vô sản được củng cố.

4:C

5. Hiện nay, nước đã tiếp thu tinh thần cơ bản của chính sách kinh tế mới là

A. CHDCND Triều Tiên.

B. Việt Nam.

C. Thái Lan.

D. Mianma.

5:B

6. Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết thành lập năm nào?

A. 1922.

B. 1921.

C. 1917.

D. 1918.

6:A

7. Nhiệm vụ trọng tâm của thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội là

A. Tập thể hóa nông nghiệp.

B. Công nghiệp hóa.

C. Thủ tiêu các giai cấp bóc lột.

D. Thanh toán nạn mù chữ.

7:B

8. Liên Xô thực hiện công nghiệp hóa theo đường lối ưu tiên phát triển ngành nào?

A. Công thương nghiệp.

B. Công nông nghiệp.

C. Công nghiệp nhẹ.

D. Công nghiệp nặng.

8:D

9. Cường quốc tư bản công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô năm 1933 là nước nào?

A. Đức.

B. Mĩ.

C. Anh.

D. Nhật Bản.

9:B

10. Thắng lợi to lớn của nền ngoại giao Xô viết là đã thiết lập được quan hệ ngoại giao với các nước nào?

A. Mĩ, Nhật Bản.

B. Đức, Nhật Bản.

C. các cường quốc tư bản.

D. Italia, Pháp, Đức.

10:C