Lịch sử lớp 8 - Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

Lịch sử lớp 8 - Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

I. Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất.

1. Phong trào Đông Du (1905-1909).

- Thành lập: (1904), Phan Bội Châu và một số sĩ phu khác lập hội Duy Tân.
- Mục đích: Giành độc lập dân tộc.
- Biện pháp: Nhờ Nhật giúp khí giới, tiền bạc. chủ trương bạo động
- Hoạt động:
+ Đưa học sinh sang Nhật du học.
+ Viết sách báo, tổ chức giáp dục, tuyên truyền yêu nước.
- Nguyên nhân thất bại: Do các thế lực đế quốc (Nhật - Pháp) cấu kết với nhau để trục xuất thanh niên yêu nước Việt Nam ở Nhật.

2. Đông Kinh nghĩa thục (1907).

- Thành lập 3 - 1907.

- Lãnh đạo: Lương Văn Can, Nguyễn Quyền…

- Chương trình:

+ Địa lí, lịch sử, khoa học thường thức.

+ Tổ chức bình văn.

+ Xuất bản báo chí bồi dưỡng lòng yêu nước.

+ Truyền bá trí thức mới và nếp sống mới.

- Địa bàn hoạt động chủ yếu là ở Hà Nội, sau đó phát triển ra ngoại thành và một số tỉnh khác số HS hơn 1000 người.

-    Kết quả: 11 - 1907, Pháp ra lệnh giải tán Đông Kinh nghĩa thục.

-    Tác dụng:

+ Thức tỉnh lòng yêu nước

+ Bước đầu tấn công vào hệ tư tưởng phong kiến, Làm cho Pháp lo sợ.

+ Phát triển văn hoá,ngôn ngữ dân tộc..

 3. Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung kì.

a. Cuộc vận động Duy Tân:

- Lãnh đạo: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng.

- Hình thức hoạt động:

+ Mở trường dạy học theo lối mới.

+ Vận động lối sống văn minh.

+ Đả kích hủ tục phong kiến.

+ Vận động mở mang công thương nghiệp.

⇒ Phong trào chống thuế ở Trung Kì 1908.

- Phong trào bùng nổ năm 1908, bắt đầu từ Quảng Nam sau lan ra khắp Trung kì. Diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, quyết liệt.

- Kết qủa: Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp.

- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, năng lực cách mạng của nông dân

 

II. Phong trào yêu nước trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).

1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến.

- Chính sách của Pháp:

+ Từ chỗ chuyên canh lúa, nông dân Việt Nam phải chuyển sang trồng các loại cây công nghiệp phục vụ chiến tranh: thầu dầu, đậu lạc, cao su...

+ Hàng vạn tấn kim loại quí hiếm bị thực dân Pháp khai thác.

+ Tăng cường bắt nông dân đi lính để đưa sang các chiến trường châu Âu.

+ Ra sức vơ vét của cải: tổ chức "lạc quyên", bắt nhân dân mua công trái...

- Tiêu cực: Pháp ra sức bóc lột (lương thực, thực phẩm, của cải và sức người...) nhân dân Đông Dương để ném vào chiến tranh.

- Tích cực: kinh tế Việt Nam khởi sắc. Giai cấp tư sản dân tộc có điều kiện vươn lên; Nông nghiệp có những nét mới (diện tích trồng cây công nghiệp tăng, chủng loại cây trồng phong phú..., năng suất, sản lượng nông nghiệp nâng cao)

2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917)

Nhân khi thực dân Pháp thực hiện chiến dịch bắt lính ráo riết để đưa sang chiến trường châu Âu, những người yêu nước tiến bộ của hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, do Thái Phiên và Trần Cao Vân lãnh đạo, đã bí mật liên lạc với số binh lính bị tập trung tại thành phô' Huế và mời vua Duy Tân (lên ngôi năm 1907) tham gia cuộc khởi nghĩa.

Kế hoạch khởi sự được dự kiến vào đêm mùng 3 rạng sáng 4 - 5 - 1916 tại Huế. Song việc chuẩn bị của những người lãnh đạo có nhiều sơ hở nên kế hoạch bị bại lộ. Các trại lính người Việt đều bị đóng cửa, khí giới bị tước. Thái Phiên. Trần Cao Vân bị bắt và sau đó bị kết án tử hình. Vua Duy Tân bị truất ngôi rồi đưa đi đày ở châu Phi.

Một cuộc khởi nghĩa khác của binh lính cũng nổ ra ở Thái Nguyên vào năm 1917. Nhờ hằng ngày tiếp xúc với tù chính trị. trong đó có Lương Ngọc Quyến(1). một số binh lính do Trịnh Văn Cấn (tức Đội Cấn) cầm đầu được giác ngộ và đã phối hợp với tù chính trị tiến hành khởi nghĩa.

Nghĩa quân đã giết chết viên Giám binh Pháp, phá nhà lao, thả tù chính trị, chiếm các công sở và làm chủ tỉnh lị Thái Nguyên trong một tuần lễ, nhưng lại không chiếm được trại lính Pháp. Do vậy, khi viện binh Pháp kéo đến, chúng tập trung từ ngoài đánh vào, từ trong đánh ra làm cho nghĩa quân phải rút ra khỏi tỉnh lị. Lương Ngọc Quyến đã anh dũng hi sinh trong chiến đấu.

Cuộc chiến đấu kéo dài gần 5 tháng ở rừng núi vô cùng gian khổ. Bị thương, Đội Cấn đã tự sát, nêu cao ý chí bất khuất của người chỉ huy và của các nghĩa quân anh hùng.
Ngoài ra, trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất cũng nổ ra cuộc đấu tranh chống Pháp của đồng bào các dân tộc, chủ yếu ở Tây Nguyên, tiêu biểu là cuộc nổi dậy của đồng bào Mơ-nông do Nơ-trang Lơng (NTrang Lơng) chỉ huy.

3. Hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước.

- Hoàn cảnh: Đất nước ta bị Pháp thống trị, các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại.

- Những hoạt động:

+ 5/6/1911; từ cảng Nhà ...

+ 6/7/1911: đến cảng Mác - xây (Pháp)

+ 1912: đi Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và vòng quanh Bắc Phi, Tây Phi

+ 1913: từ Mĩ trở về Anh

+ 1917: từ Anh trở về Pháp

- Điểm mới về hướng đi của Nguyễn Ái Quốc:

+ Xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, không đi theo con đường của các vị tiền bối (như nói ở trên)

+ Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga.