Lịch sử lớp 8 - Bài 3: Chủ nghĩa tư bản xác lập phạm vi toàn thế giới

Lịch sử lớp 8 - Bài 3: Chủ nghĩa tư bản xác lập phạm vi toàn thế giới

I. Cách mạng Công nghiệp.

1. Cách mạng Công nghiệp ở Anh.

- Thế kỷ XVIII máy móc được phát minh và sử dụng đầu tiên ở Anh.

- Năm 1764: Máy kéo sợi Gien-ni (Giêm Ha-gri-vơ).

- Năm 1769: Máy kéo sợi bằng sức nước (Ác-crai-tơ)

- Năm 1785: Máy dệt chạy bằng sức nước, máy hơi nước (Giêm Oát)

=> Kết quả: Công nghiệp đã chuyển nền sản suất nhỏ thủ công sang nền sản xuất lớn bằng máy móc, năng suất lao động tăng nhanh, của cải dồi dào. Anh trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới.

2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức

Ờ Pháp, cách mạng công nghiệp bắt đầu từ năm 1830. Trong 20 năm 1830 - 1850), các ngành sản xuất của Pháp tăng lên nhiều.

Sản lượng gang, sát tăng 3 lần,độ dài đường sắt tăng 100 lần (từ 30 km lên đến 3000 km). Giữa thế kỉ XIX, Pháp có trên 5000 máy hơi nước, đến năm 1870 - khoảng 27 000 chiếc.

Nước Pháp hoàn thành cách mạng công nghiệp, kinh tế phát triển, đứng thứ hai sau Anh, hơn hẳn các nước khác trên lục địa châu Âu.

Ở Đức, tuy đất nước chưa thống nhất nhưng cách mạng công nghiệp vẫn diễn ra vào những năm 40 của thế kỉ XIX. Trong những năm 1850 - 1860. kinh tế phát triển với tốc độ nhanh và đạt được nhiều kết quả.

Sản lượng than, sắt, thép và độ dài đường sắt tăng tủ 2 đến 3 lần, số máy hơi nước tăng 6 lần. Nhờ tiếp thu những thành tựu khoa học - kĩ thuật mới, công nghiệp hóa chất, công nghiệp luyện kim phát triển và có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Đức.

Máy móc cũng được sử dụng trong nông nghiệp. Trên đồng ruộng của các nước tiến hành cách mạng công nghiệp đã xuất hiện máy cày, máy bừa, máy gặt đập. Đồng thời, phân bón hóa học được sử dụng rộng rãi. làm tăng năng suất cây trồng

3. Hệ quả của cuộc cách mạng.

- Tích cực: Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản: của cải dồi dào, nhiều khu công nghiệp, thành phố ra đời.

- Tiêu cực: hình thành hai giai cấp cơ bản: tư sản và vô sản mâu thuẩn nhau.


 

II. Chủ nghĩa Tư bản được xác lập trên phạm vi toàn thế giới

1. Các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XIX.

Sang thế kỉ XIX do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư bản chủ nghĩa, phong trào dân tộc dân chủ ở các nước châu Âu và châu Mĩ ngày càng dâng cao, tấn công mạnh mẽ vào thành trì của chế độ phong kiến.

Do tác động của Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ và Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, nhân lúc thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang suy yếu, các thuộc địa của hai nước này ở khu vực Mĩ La-tinh đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập, dẫn đến sự ra đời của một loạt quốc gia tư sản mới.

Ở châu Âu, tháng 7 - 1830 phong trào cách mạng tư sản lại nổ ra ở Pháp, lật đổ nền thống trị của triều đại Buốc-bông (từng bị lật đổ trong cách mạng 1789. được phục hồi từ năm 1815). Sau đó, cách mạng lan nhanh sang các nước Bỉ, Đức, I-ta-li-a, Ba Lan, Hi Lạp ...


Trong những năm 1848 - 1849. cách mạng tư sản diễn ra sôi nổi ỏ nhiều nước châu Âu. Những cuộc cách mạng này đã củng cố sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở Pháp, làm rung chuyển chế độ phong kiến ở Đức, I-ta-li-a và đế quốc Áo - Hung

Ở Đức, l-ta-li-a, nhiệm vụ của cách mạng là thống nhất đất nước, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Các dân tộc trong đế quốc Áo - Hung như Hung-ga-ri, Séc, Slô-va-ki-a, Ru-ma-ni, Ba Lan. các dân tộc trên bán đảo Ban-căng,... đấu tranh đòi giải quyết vấn đề dân tộc, thành lập các quốc gia độc lập.

Mười năm sau cách mạng 1848 - 1849. cơn bão táp cách mạng mới lại bùng lên ở châu Âu.

Từ năm 1859 đến năm 1870, dưới sự lãnh đạo của tư sản mà đại diện là Ca-vua - một quý tộc tư sản hóa, 7 quốc gia ở bán đảo I-ta-li-a đã thống nhất thành Vương quốc I-ta-li-a. Trong sự nghiệp thống nhất này, quần chúng nhân dân, dưới sự lãnh đạo của người anh hùng dân tộc Ga-ri-ban-đi đã đóng vai trò quan trọng.

Cùng thời gian đó. từ năm 1864 đến đầu năm 1871, nước Đức được thống nhất từ 38 quốc gia lớn nhỏ bằng các cuộc chiến tranh chinh phục dưới sự lãnh đạo của quý tộc quân phiệt Phổ, đứng đầu là Thủ tướng Bi-xmác.

Ở Nga, dưới áp lực các cuộc bạo động của nông nô, diễn ra dồn dập trong những năm 1858 - 1860. tháng 2 - 1861 Nga hoàng ban bố “Sắc lệnh giải phóng nông nô". Cuộc cải cách có tính chất tư sản này, dù rất hạn chế, đã mở đường cho nước Nga chuyển nhanh sang chủ nghĩa tư bản.

2. Sự xâm lược của các nước Tư bản phương Tây đối với các nước Á, Phi.

- Nguyên nhân: Chủ nghĩa tư bản phát triển nhu cầu về thị trường và nguyên liệu tăng nhanh.

- Kết quả: Hầu hết các nước châu Á, châu Phi trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc của thực dân phương Tây.
* Kết luận: Thế kỉ XIX Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi toàn thế giới.