Lịch sử lớp 8 - Bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Lịch sử lớp 8 - Bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

I - Tình hình Việt Nam nửa cuối TK XIX.

1 - Chính trị:

- Nhà Nguyễn thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lạc hậu.

- Bộ máy chính quyền từ Trung Ương -> Địa phương mục ruỗng.

2 - Kinh tế:

- Nông nghiệp, thủ công nghiệp đình trệ, tài chính kiệt quệ.

3 - Xã hội:

- Nhân dân đói khổ > < Dân tộc và giai cấp gay gắt. 
⇒ Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi.

II. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX.

-Cơ sở để cải cách:

+ Từ thực trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội Việt Nam..

+ Từ lòng yêu nước, thương dân muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

+ Bản thân một số sĩ phu, quan lại có điều kiện đi nhiều, biết nhiều, đã từng được chứng kiến sự phồn thịnh của tư bản Âu – Mĩ và thành tựu của văn hóa phương Tây.

- Nội dung cải cách: Đổi mới về nội trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội.

- Tiêu biểu:

+ 1863 – 1871 Nguyễn Trường Tộ gửi 30 bản điều trần yêu cầu cải cách nhiều mặt nhưng đều bị cự tuyệt.

+ 1877 – 1882 Nguyễn Lộ Trạch dâng 2 bản “Thời vụ sách” để chấn hưng dân khí, khai thông dân trí và bảo vệ đất nước.

+ Nội dung cải cách: muốn thay đổi chính kiến, thay đổi quan niệm thuộc nhiều vấn đề về kinh tế, chính trị, pháp luật, tôn giáo...

III – Kết cục của cuộc đề nghị cải cách:

- Những đề nghị cải cách đó không được thực hiện.

- Nguyên nhân cải cách không được thực hiện:

+ Chưa hợp thời thế, dập khuôn hoặc mô phỏng nước ngoài, khi mà điều kiện nước ta có những điểm khác biệt.

+ Triều đình phong kiến Huế bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi sự thay đổi.

* Ý nghĩa:

- Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của triều đình.

- Thể hiện trình độ nhận thức của người Việt Nam.