Lịch sử lớp 8 - Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

Lịch sử lớp 8 - Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

I. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam 

1. Chiến sự ở Đà Nẵng (1858-1859).

- Nguyên nhân Pháp xâm lược:

+ Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu.

+ Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.

+ Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, suy yếu.

+ Lấy cớ bênh vực đại Gia-tô, liên quân Pháp - Tây Ban Nha kéo đến Việt Nam.

* Chiến sự ở Đà Nẵng:

+ Ngày l - 9 - 1858, quân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng
+ Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, lập phòng tuyến, anh dũng chống trả.
+ Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp bước đầu thất bại.

2. Chiến sự ở Gia Định năm 1859.

+ Ngày 17 - 2 – 1859, Pháp tấn công thành Gia Định, quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã.
+ Ngày 24 - 2 - 1861, Pháp chiếm được Đại đồn Chí Hoà, thừa thắng lần lượt chiếm ba tỉnh miền Đông và thành Vĩnh Long.
+ Ngày 5 - 6 - 1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn...

 

II. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

- Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình chống Pháp.
- Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10 - 12 - 186l).
- Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại.

III. Kháng chiến lan rộng ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

- Thái độ và hành động của triều đình Huế trong việc để mất ba tỉnh miền Tây:
+ Triều đình Huế ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì, ra lệnh bãi binh.
+ Do thái độ cầu hoà của triều đình Huế, Pháp chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam Kì không tốn một viên đạn (6 - 1867).
- Phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú :
+ Bất hợp tác với giặc, một bộ phận kiên quyết đấu tranh vũ trang, nhiều trung tâm kháng chiến ra đời : Đồng Tháp Mười, Tây Ninh.
+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước : Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiều, Nguyễn Thông...