Lịch sử lớp 8 - Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX

Lịch sử lớp 8 - Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX

I.  Những thành tựu của KHKT.

a. Hoàn cảnh.

- Cách mạng tư sản thắng lợi ở các nước tư bản châu Âu và Bắc Mĩ.

- Nhu cầu cải tiến kĩ thuật sản xuất.

b. Thành tựu.

- Công nghiệp: Chế tạo máy móc (máy hơi nước)

- Giao thông  vận tải và thông tin liên lạc: Đóng tàu thủy, chế tạo xe lửa, phát minh máy điện tín.

- Nông nghiệp: Sử dụng phân hóa học, máy móc.

 

- Quân sự: Nhiều vũ khí mới, chiến hạm
  “Thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước”.

* Những thành tựu kỉ thuật đã góp phần làm chuyển biến nền sản xuất từ thủ công lên cơ khí.

 II. Những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học  xã hội.

 1. Khoa học tự nhiên.

- Toán: Niu-tơn, Lép-ních, Lô-ba-sép-xki…

- Hoá: Men-đê-lê-ép..

- Lí: Niu-tơn…

- Sinh: Đác-uynh…

* Khoa học tự nhiên đã đạt được nhiều thành tựu tiến bộ vượt bậc.

* Ý nghĩa: Các thành tựu có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển.

2. Khoa học xã hội.

- Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng: Phoi-ơ-bách; Hê-ghen…

- Học thuyết chính trị khinh tế học: Xmít và Ri-cac-đô.

- Học thuyết về Chủ nghĩa xã hội không tưởng: Xanh-xi-mông; Phu-ri-ê; Ô-oen.

- Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học: Mác; Ăng-ghen.

* Nhiều học thuyết khoa học xã hội ra đời.

* Ý nghĩa: Thúc đẩy xã hội phát triển, đấu tranh chống chế độ phong kiến, xây dựng xã hội tiến bộ.

3. Sự phát triển của Văn học và nghệ thuật.

Văn học và nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX đạt được những thành tựu to lớn, phục vụ cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến, giải phóng nhân dân bị áp bức.

Ở Pháp, các nhà tư tưởng như Vôn-te. Mông-te-xki-a, Rút-xô đã kịch liệt phê phán chế độ phong kiến lỗi thời.

ở Đức, Silơ, Gót ca ngợi cuộc đấu tranh vì tự do của nhân dân, giải phóng mọi người khỏi ách áp bức của những kẻ giàu có và quyền thế. ở Anh, nhà tho Bai-ran dùng vân trào phúng làm vũ khí chống bọn cầm quyền và phê phán những bất công trong xã hội.

Trong thế kỉ XIX, nhiều nhà văn tiến bộ còn cố gắng vạch trần bộ mặt thật của xã hội tư bản, châm biếm bọn thống trị phản động, đấu tranh cho tự do, hạnh phúc và chính nghĩa.

Chủ nghĩa hiện thực phê phán xuất hiện và trở thành trào lưu văn học tiến bộ. Tiêu biểu là các nhà văn: Ban-dắc ở Pháp. Thác-cơ-rẻ, Đích-ken ở Anh, Gô-gôn, Lép Tôn-xtôi ở Nga...

Trong âm nhạc, nhiều thiên tài xuất hiện như Mô-da (Áo), Bách và Bét-tô-ven Đức), Sô-panh (Ba Lan), Trai-cốp-xki (Nga)... Các tác phẩm âm nhạc của họ phản ảnh cuộc sống, chứa chan tình nhân ái, ca ngợi cuộc đấu tranh cho tự do.

Trong hội họa, đã xuất hiện nhiều danh họa gắn bó với cách mạng và quần chúng. Tiêu biểu ở Pháp là Đa-vít, Đơ-la-croa. nhất là Cuôc-bê, một họa sĩ 'ủa dán nghèo đã tham gia Công xã Pa-ri. Ở Tây Ban Nha, Gôi-a được ca ngợi vì những tuyệt tác phê phán bọn phong kiến và Giáo hội, đặc biệt là tranh châm biếm.