Lịch sử lớp 8 - Bài 5: Công xã Pa-ri 1871

Lịch sử lớp 8 - Bài 5: Công xã Pa-ri 1871

I. Sự thành lập Công xã

1. Hoàn cảnh ra đời của Công xã.

- Mâu thuẩn giữa Tư sản và Vô sản.
- Quân Đức xâm lược Pháp.
- Sự tồn tại của nền đế chế III và Tư bản Pháp đầu hàng quân Đức làm cho nhân dân căm phẩn.
- Giai cấp Tư sản Pa-ri giác ngộ cách mạng, trưởng thành tiếp tục cuộc đấu tranh.

2. Cuộc khởi nghĩa 18/3/1871. Sự thành lập Công xã.

- Ngày 18/3/1871 quần chúng Pa-ri tiến hành khởi nghĩa.

- Đây là cuộc khởi nghĩa của giai cấp Vô sản đầu tiên trên thế giới lật đổ giai cấp Tư sản, đưa Vô sản lên cầm quyền.

- Ngày 26/3/1871 tiến hành bầu Hội Đồng Công xã.

- Ngày 28/3/1871 Hội Đồng Công xã thành lập.

II. Tổ chức bộ máy  và hành chính của Công xã Pa-ri.

Cơ quan cao nhất của Nhà nước mới là Hội đồng Công xã, vừa ban bố pháp luật, vừa lập các ủy ban thi hành pháp luật. 

Công xã ra sắc lệnh giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân. Công xã đã ban bố và thi hành các sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân :

-Tách nhà thờ khỏi hoạt động của Nhà nước, nhà trường không được dạy kinh Thánh.

- Giao cho công nhân quản lí những xí nghiệp của bọn chủ bỏ trốn.

- Quy định về tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt, đánh đập công nhân.

- Hoãn trả tiền thuê nhà, hoãn trả nợ.

- Quy định giá bán bánh mì.

- Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.

Công xã Pa-ri trở thành một Nhà nước kiểu mới.

III. Nội chiến ở Pháp. ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri.

1. Nội chiến ở Pháp.

Từ đầu tháng 4, quân Véc-xai bắt đầu tiến công Pa-ri. Đến đầu tháng 5, phần lớn các pháo đài ở phía tây và phía nam bị quân Véc-xai chiếm lại.

Đầu tháng 5-1871, chính phủ Chi-e kí hòa ước với Đức cắt cho Đức tỉnh An-dát và một phần tỉnh Lo-ren giàu có, chịu bồi thường 5 tỉ phrăng vàng. Đáp lại, Đức thả 10 vạn tù binh để Chi-e có thêm lực lượng chống lại Công xã.

Ngày 20 - 5, quân chính phủ Véc-xai bắt đầu tổng tấn công vào thành phố. Từ đó diễn ra cuộc chiến ác liệt giành giật từng ngôi nhà, góc phố, kéo dài cho đến ngày 28 - 5 - 1871. lịch sử gọi là “Tuần lễ đẫm máu" Nhân dân lao động Pa-ri, kể cả người già, phụ nữ. trẻ em đều tham gia chiến đấu. Trận chiến đấu cuối cùng của các chiến sĩ Công xã diễn ra ở nghĩa địa Cha La-se-dơ ngày 27 - 5.

2. Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri.

+ Lật đổ chính quyền Tư sản xây dựng nhà nước kiểu mới của giai cấp Vô sản.

+ Nêu cao tinh thần yêu nước đấu tranh kiên cường của nhân dân, cổ vũ nhân dân thế giới đấu tranh vì tương lai tốt đẹp.
- Bài học: Phải có đảng chấn chỉnh lãnh đạo, thực hiện linh minh công nông trấn áp kẻ thù