Lịch sử lớp 8 - Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

Lịch sử lớp 8 - Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7/1885.

* Nguyên nhân:

- Phe chủ chiến trong triều đình vẫn hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp, được các quan lại thuộc phe chủ chiến và nhân dân ủng hộ nên họ ra sức chuẩn bị hành động.

- Về phía Pháp: trước hành động ngày một quyết liệt của phe chủ chiến, chúng lo sợ, nên tìm cách tiêu diệt.

* Diễn biến:

- Đêm mùng 4 rạng 5/7/1885, Tôn Thất thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và Toà Khâm sứ.

 - Pháp: nhờ có ưu thế về vũ khí, chúng phản công, tràn vào chiếm kinh thành Huế

2. Phong trào Cần vương bùng nổ và lan rộng.

+ 13/7/1885 vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần vương”.

+ Mục đích: kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

- Diễn biến gồm hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: từ 1885- 1888, phong trào bùng nổ khắp cả nước, nhất là ở Bắc Kì và Trung Kì.

+ 11/1888 vua Hàm Nghi bị bắt và đày sang Angiêri.

=> Phong trào Cần vương kết thúc giai đoạn thứ nhất.

+ Giai đoạn 2: 1888- 1996, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra với qui mô lớn.

3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895):

* Lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng.

* Vị trí: Hương Khê (Hà Tĩnh).

* Địa bàn: 4 tỉnh: Thanh-Nghệ-Tĩnh-Bình.

* Diễn biến:

+ 1885-1888: xây dựng lực lượng.

+ 1888-1895: mở các cuộc tấn công quy mô lớn.

* Điểm mạnh:

+ Cách tổ chức lực lượng sáng tạo.

+ Lối đánh linh hoạt, đa dạng.

+ Trang bị vũ khí tối tân.

- Là cuộc khởi nghĩa có qui mô lớn nhất, trình độ tổ chức cao và chiến đấu bền bỉ.

* Kết quả: thất bại.

* Ý nghĩa: Đánh dấu bước phát triển cao nhất của phong trào Cần vương.